Ong đốt gây thiệt hại cho người khác, chủ nuôi có phải bồi thường hay không?

0
575

Câu hỏi: Nhà tôi nuôi một số lượng ong lớn, trong đó có 1 tổ vừa bắt ở rừng về, chưa được thuần hóa, không may chúng bay ra ngoài và đốt người đi đường. Gia đình tôi bị yêu cầu bồi thường với số tiền là 30 triệu đồng. Xin hỏi quý công ty, gia đình tôi có phải chịu trách nhiệm bồi thường hay không?

Trả lời:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

 

Điều 601 Bộ luật Dân sự quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như sau:

“ Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác …”.

Xét rằng, việc nuôi ong được coi như là nguồn nguy hiểm cao độ, do đó chủ sở hữu phải có trách nhiệm vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ. Do đó, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra không phụ thuộc vào lỗi của chủ sở hữu.

Ngoài ra, chủ sở hữu không phải chịu trách nhiệm trong trường hợp:

– Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại.

– Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà từ SBLAW đã có phần trao đổi về Những điểm mới của chế định thừa kế trong Bộ luật dân sự trong chương trình Bạn và pháp luật, kênh VOV1, Đài tiếng nói Việt Nam. Mời Quý vị xem nội dung tại đây: