Thủ tục cấp Giấy phép lao động và Thẻ tạm trú cho người lao động nước ngoài

0
444

Câu hỏi: Chào Luật sư, công ty tôi đang có nhu cầu xin giấy phép lao động và thẻ tạm trú tại Việt Nam cho người lao động nước ngoài. Vậy luật sư giúp chúng tôi làm hồ sơ, chuẩn bị giấy tờ có liên quan đến để làm các thủ tục này được không? Cảm ơn Luật sư.

Trả lời:

Trước hết, Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Quý Khách hàng  đã quan tâm tới dịch vụ của SB Law. Về thủ tục cấp giấy phép lao động và thẻ tạm trú cho người nước ngoài, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Phạm vi dịch vụ của chúng tôi bao gồm:

Chuẩn bị các tài liệu trong hồ sơ:

–  Thông báo cho khách hàng về các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật Việt Nam;

– Dự thảo các tài liệu trong hồ sơ xin cấp phép;

–  Trao đổi với khách hàng trong việc soạn thảo các tài liệu;

–  Điều chỉnh hồ sơ dựa trên ý kiến của khách hàng;

–  Tiếp thu ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền;

–  Hoàn thiện hồ sơ trên cơ sở nhận xét của cơ quan có thẩm quyền;

–  Dịch các tài liệu sang tiếng Việt để ký.

Thủ tục cấp phép:

–  Thay mặt Quý Khách hàng nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

–  Theo dõi hồ sơ trong quá trình nhận sự chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền;

–  Cập nhật cho khách hàng về tiến trình cũng như những yêu cầu thêm, nếu có và;

–  Hỗ trợ khách hàng trong việc nhận văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài và giấy phép lao động.

Thời gian thực hiện:

– Trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày Khách hàng cung cấp đầy đủ các tài liệu và thông tin cần thiết theo quy định tại Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa SB Law và Khách hàng, SB Law sẽ tiến hành soạn thảo và chuyển các tài liệu cần thiết có trong hồ sơ cho khách hàng xem xét và ký.

– Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đã ký và đóng dấu hợp lệ, Chúng tôi sẽ tiến hành nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, Quý Khách hàng sẽ nhận được Văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài.

– Trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Văn bản chấp thuận được sử dụng người lao động nước ngoài, Chúng tôi sẽ tiến hành nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, Quý khách hàng sẽ được nhận Giấy phép lao động.

–  Trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy phép lao động, Chúng tôi sẽ tiến hành nộp hồ sơ xin cấp Thẻ tạm trú cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, Quý Khách hàng sẽ nhận được Thẻ tạm trú.

Nhằm tránh hiểu nhầm, chúng tôi xác nhận rằng, thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể bị kéo dài hơn trên thực tế do cơ quan có thẩm quyền phải tham vấn ý kiến của các ban ngành, bộ liên quan trước khi cấp phép. Trong điều kiện đó, SB Law sẽ nỗ lực một cách hợp lý để thúc đẩy tiến độ công việc nhằm nhận được kết quả cấp phép trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm:

Quy định về Giấy phép lao động, miễn Giấy phép lao động đối với nhà đầu tư nước ngoài
Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, có hiệu lực từ 01/01/2021 và Nghị định 152/2020/ND-CP có hiệu lực từ 15/02/2021, nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có thể được cấp Giấy phép lao động hoặc Giấy chứng nhận không thuộc diện cấp Giấy phép lao động, phụ thuộc vào giá trị góp vốn của nhà đầu tư tại dự án.
Cụ thể, Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài phải đáp ứng một số điều kiện quy định tại Bộ luật lao động 2019, trong đó có quy định về việc cấp Giấy phép lao động.
Cần nói thêm rằng, khái niệm “người lao động nước ngoài” theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam bao gồm những người có quốc tịch nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam. Theo Khoản 1, Điều 151 của Bộ luật Lao động 2019, các đối tượng sau đây buộc phải đáp ứng các điều kiện sau, bao gồm cả nhà đầu tư nước ngoài:
– Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
– Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
– Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy phép lao động.
Như vậy, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc đối tượng được miễn Giấy phép lao động buộc phải được cấp Giấy phép lao động.
Nhà đầu tư là cá nhân nước ngoài hoặc đại diện cho nhà đầu tư là tổ chức nước ngoài đáp ứng điều kiện được quy định tại Điều 154 của Bộ luật Lao động 2019, được hướng dẫn bởi Mục 2 Chương II, Nghị định 152/2020/NĐ-CP thuộc đối tượng không thuộc diện cấp giấy phép lao động, cụ thể như sau:
– Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
– Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
Quy định về thị thực, thẻ tạm trú đối với nhà đầu tư nước ngoài
Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, sửa đổi và bổ sung năm 2019 quy định 04 loại thị thực dành cho các nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể như sau:
– ĐT1 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định. Thời hạn của thị thực này là tối đa 05 năm.
– ĐT2 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định. Thời hạn của thị thực này là tối đa 05 năm.
– ĐT3 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng. Thời hạn của thị thực này là tối đa 03 năm.
– ĐT4 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị dưới 03 tỷ đồng. Thời hạn của thị thực này là tối đa 01 năm.
Trong đó, nhà đầu tư nhập cảnh Việt Nam bằng thị thực ký hiệu ĐT1, ĐT2, ĐT3 thuộc trường hợp được cấp thẻ tạm trú có thời hạn tương đương.
Như vậy, đối với các nhà đầu tư có giá trị góp vốn dưới 03 tỷ đồng, nhà đầu tư phải xin cấp Giấy phép lao động và được cấp thị thực ĐT4 có thời hạn không quá 12 tháng. Thị thực này không thuộc trường hợp được cấp đổi sang thẻ tạm trú.
THỦ TỤC CẤP THỊ THỰC ĐIỆN TỬ THEO ĐỀ NGHỊ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Thị thực điện tử là thị thực cấp qua giao dịch điện tử. Trong thời đại số hóa ngày nay, thị thực điện tử là một lựa chọn phổ biến của người nước ngoài. Vậy thủ tục cấp loại thị thực này như thế nào?
Theo Điều 16a Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2019, thủ tục cấp thị thực điện tử theo đề nghị của người nước ngoài được quy định như sau:
1. Người nước ngoài đề nghị cấp thị thực điện tử thực hiện như sau:
a) Khai thông tin đề nghị cấp thị thực điện tử, tải ảnh và trang nhân thân hộ chiếu tại Trang thông tin cấp thị thực điện tử;
b) Nộp phí cấp thị thực vào tài khoản quy định tại Trang thông tin cấp thị thực điện tử sau khi nhận mã hồ sơ điện tử của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
2. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết, trả lời người đề nghị cấp thị thực điện tử tại Trang thông tin cấp thị thực điện tử trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ thông tin đề nghị cấp thị thực điện tử và phí cấp thị thực.
3. Người nước ngoài được cấp thị thực điện tử sử dụng mã hồ sơ điện tử để kiểm tra và in kết quả cấp thị thực điện tử tại Trang thông tin cấp thị thực điện tử.
Xem thêm: