Tranh chấp giữa nhà đầu tư và Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư – Cần làm gì?

0
1074

Câu hỏi: Tôi là một nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp với nhà nước, tôi phải căn cứ vào đâu để bảo vệ quyền lợi của mình ?

hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB Law cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi có ý kiến tư vấn như sau:

Trong trường hợp xảy ra tranh chấp về đầu tư quốc tế giữa nhà đầu tư và Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư (ở đây là Việt Nam), loại tranh chấp này được xếp vào tranh chấp tư pháp quốc tế.

Nguồn luật được sử dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp bao gồm: Pháp luật quốc gia của nước tiếp nhận đầu tư (Pháp luật Việt Nam); các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương và đa phương mà Việt Nam là thành viên; hợp đồng liên về đầu tư giữa nhà đầu tư và Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư (nếu có), các nguyên tắc chung về đầu tư.

Các phương thức giải quyết tranh chấp về đầu tư quốc tế bao gồm:

– Thông qua bảo hộ ngoại giao.

– Giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư (tòa án, trọng tài trong nước)

– Giải quyết tại trọng tài quốc tế.

Thực tế, phương thức giải quyết tại trọng tài, đặc biệt là trọng tài quốc tế được đánh giá cao hơn cả. Hai thiết chế trọng tài quốc tế nổi bật nhất đó là UNCITRAL và trọng tài ICSID.

Riêng vụ việc được giải quyết tại trọng tài ICSID phải thỏa mãn các yêu cầu: (i) tranh chấp phát sinh trực tiếp từ hoạt động đầu tư quốc tế theo quy định của hiệp định đầu tư có quy định cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước ICSID; (ii) cả nhà đầu tư và chính phủ nước tiếp nhận đầu tư đều từ quốc gia là thành viên công ước ICSID (trừ trường hợp áp dụng trọng tài phụ trợ ICSID – chỉ có tính khuyến nghị, không có tính bắt buộc). 

Tuy nhiên, hiện nay, Việt Nam chưa phải là thành viên công ước ICSID. Do đó, các nhà đầu tư vào Việt Nam thường lựa chọn các thiết chế trọng tài khác để giải quyết tranh chấp về đầu tư.