Quy định mới về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ dân sự

0
676

Chính phủ ban hành Nghị định 21/2021/NĐ-CP  vào ngày 19 tháng 03 năm 2021 quy định thi hành bộ luật dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bao gồm tài sản bảo đảm, xác lập, thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và xử lý tài sản bảo đảm.

 

1.Đối tượng áp dụng

  • Bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, người có nghĩa vụ được bảo đảm
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

 

2. Những điểm mới của Nghị định 21

So với các quy định cũ thì nghị định 21 có những điểm mới sau:

  • Nghị định 21 đã bổ sung khái niệm: “tài sản gắn liền với đất”; “Hợp đồng bảo đảm”; “Giấy chứng nhận”; hay “Thời hạn hợp lý”,… là những khái niệm chưa được giải thích cụ thể trong nghị định cũ.
  • Nghị định 21 đã quy định rõ rành những tài sản được dùng để thực hiện nghĩa vụ, hỗ trợ các doanh nghiệp và ngân hàng trong viẹc sử dụng tài sản làm tài sản bảo đảm như: tài sản được tạo lập từ quyền bề mặt, quyền hưởng dụng; dự án đầu tư, tài sản thuộc dự án đầu tư, chủ đầu tư có thể dùng toàn bộ dự án đầu tư mà pháp luật không cấm chuyển nhượng, quyền tài sản của mình về khai thác, quản lý dự án đầu tư để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; hay đối với trường hợp đầu tư vào tài sản thế chấp làm cho giá trị của tài sản thế chấp tăng lên thì phần giá trị đầu tư tăng thêm thuộc tài sản thế chấp;… 
  • Nghị định 21 quy định về việc xác lập, thực hiện hợp đồng bảo đảm, biện phép bảo đảm bằng tài sản chung của vợ chồng, theo đó, trường hợp vợ chồng có thỏa thuận dùng tài sản chung để góp vốn vào một tổ chức kinh tế thì bên đó đươc tự mình xác lập, thực hiện hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm liên quan đến tài sản chung. Trong trường hợp xảy ra ly hôn thì hai vợ chồng đã xác lập biện pháp bảo đảm, hợp đồng bảo đảm vẫn được tiếp tục thực hiện hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm trừ trường hợp có quyết định khác của tòa án.
  • Nghị định 21 đã quy định về quyền truy đòi tài sản bảo đảm. Quyền của bên nhận tài sản bảo đảm đối với tài sản bảo đảm trong biện pháp bảo đảm đã phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba không thay đổi hoặc không chấm dứt trong trường hợp tài sản bảo đảm bị chuyển giao cho người khác do muabán, tnagự cho , trao đổi, chuyển nhượng, chuyển giao khác về quyền sở hữu.
  • Về chế định xử lý tài sản bảo đảm cho thấy những quy định trong chế định này được áp dụng cho tất cả các biện pháp bảo đảm mà không chỉ quy định cho riêng biện pháp bảo đảm bằng cầm cố và thế chấp như ở những quy định cũ

 

3. Cụ thể hóa, làm rõ vướng mắc trong Bộ luật Dân sự 2015

Nghị định 21 hướng dẫn chi tiết về quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

  • Nguyên tắc áp dụng pháp luật và thỏa thuận về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Nghị định 2021 hướng dẫn về quy định khung áp dụng cho các quan hệ pháp luật dân sự nên đối với các quan hệ pháp luật đặc thù như: đất đai, nhà ở, đầu tư, doanh nghiệp, chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng, sở hữu trí tuệ, tài nguyên thiên nhiên, thủy sản, lâm nghiệp, hàng hải, hàng không, phá sản…
  • Cho phép một nghĩa vụ bảo đảm có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp. Trường hợp giữa các bên không có thỏa thuận về việc lựa chọn biện pháp bảo đảm thì bên nhận bảo đảm lựa chọn biện pháp bảo đảm để áp dụng tất cả các biện pháp bảo đảm.
  • Việc xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm mà không cần giấy ủy quyền hoặc văn bản đồng ý của bên bảo đảm, điều này giúp cho các tổ chức tín dụng đẩy nhanh được tiến độ xử lý tài sản bảo đảm và thu hồi được nợ xấu tốt hơn.
  • Bảo vệ người thứ ba ngay tình. Theo đó, tài sản thuộc giao dịch dân sự vô hiệu được dùng để thế chấp mà đã được chuyển giao cho bên nhận thế chấp ngay tình thì hợp đồng thế chấp không bị vô hiệu. 

Nghị định 21/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/05/2021