Dịch vụ Thành lập Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

0
624

Chúng tôi hiểu rằng, hiện tại, Khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm một Công ty Luật chuyên nghiệp để hỗ trợ khách hàng thủ tục Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy, SBLAW hân hạnh gửi đến Quý Khách hàng bản Đề xuất Dịch vụ Tư vấn Pháp luật này để phác thảo Phạm vi của Dịch vụ cũng như chi phí và các điều khoản cung cấp dịch vụ để Quý Khách hàng xem xét và cân nhắc.

  1. Đánh giá sơ bộ

Theo Biểu Cam kết WTO về Dịch vụ của Việt Nam, Sản xuất và Kinh doanh dầu mè, dầu vừng không nằm trong danh sách các ngành bị hạn chế theo Cam kết WTO. Do đó, thương nhân kinh doanh các ngành, nghề trên được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Theo Luật Đầu tư Việt Nam, để thành lập Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh Sản xuất và kinh doanh hàng hóa, Khách hàng phải đề xuất Dự án đầu tư ban đầu để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Cơ quan cấp phép đánh giá tính hợp pháp và tính khả thi của Dự án đầu tư đó để quyết định việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư trên cơ sở sau:

(i) Khung pháp lý bao gồm Biểu Cam kết WTO của Việt Nam, Luật Đầu tư Việt Nam, Luật Doanh nghiệp Việt Nam, Quy định áp dụng cho các ngành cụ thể cũng như quy hoạch phát triển kinh tế tổng thể của thành phố hoặc tỉnh tại nơi Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký trụ sở chính. Xin lưu ý rằng hàng hóa được phân phối không bao gồm thuốc lá điếu và xì gà, sách, báo và tạp chí, băng ghi hình về bất kỳ phương tiện nào tương tự, kim loại quý và đá, dược phẩm và thuốc, chất nổ, dầu chế biến và dầu thô, gạo, mía và đường củ cải, chưa được Chính phủ Việt Nam cam kết mở cửa thị trường.

(ii) Khả năng tài chính, vốn đầu tư để thực hiện Dự án, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực phục vụ cho việc thực hiện Dự án đầu tư đó tại Việt Nam.

(iii) Trụ sở chính của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải phù hợp với quy hoạch tổng thể của Tỉnh. Trong trường hợp này, không có yêu cầu nghiêm ngặt về địa chỉ trụ sở chính được áp dụng cho các lĩnh vực kinh doanh dự kiến của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, Khách hàng nên đảm bảo rằng bên cho thuê ký Hợp đồng thuê văn phòng với Khách hàng có thể cung cấp đầy đủ bằng chứng chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của mình đối với văn phòng.

Để thành lập Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các ngành nghề kinh doanh nêu trên, Khách hàng cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  1. Phạm vi công việc:

Trong phạm vi của Đề xuất Dịch vụ này, Dịch vụ của chúng tôi sẽ bao gồm:

2.1. Chuẩn bị hồ sơ:

(i) Thông báo cho Khách hàng về các tài liệu cần thiết theo yêu cầu của pháp luật;

(ii) Dự thảo các tài liệu trong hồ sơ xin cấp phép;

(iii) Trao đổi với Khách hàng trong việc soạn thảo các tài liệu;

(iv) Điều chỉnh hồ sơ dựa trên ý kiến của Khách hàng;

(v) Tiếp thu ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền;

(vi) Hoàn thiện hồ sơ trên cơ sở nhận xét của cơ quan có thẩm quyền.

2.2. Thủ tục cấp phép:

(i) Đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

(ii) Theo dõi hồ sơ trong quá trình nhận sự chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền;

(iii) Cập nhật cho khách hàng về tiến trình cũng như những yêu cầu thêm, nếu có và;

(iv) Hỗ trợ khách hàng trong việc nhận kết quả.

2.3. Thủ tục sau cấp phép:

(i) Nhận con dấu

3. Thời gian thực hiện:

3.1. Chuẩn bị hồ sơ:

Chúng tôi sẽ thu thập thông tin và tài liệu cần thiết từ Quý Khách hàng. Sau khi nhận được thôngtin cần thiết từ Quý Khách hàng, chúng tôi sẽ chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật cũng như theo yêu cầu của cơ quan chức năng. Hồ sơ đăng ký sẽ được gửi tới Quý Khách hàng để rà soát và cho ý kiến nếu cần sửa đổi, bổ sung những nội dung trong hồ sơ đăng ký. Sau khi cập nhật hồ sơ dựa trên ý kiến của Quý Khách hàng, chúng tôi sẽ xin ý kiến sơ bộ của của cơ quan chức năng về hồ sơ đăng ký. Chúng tôi dự kiến giai đoạn này sẽ được hoàn thành trong vòng 07 ngày làm việc. Các tài liệu đã chuẩn bị sau đó sẽ được gửi cho Khách hàng để xem xét, ký tên và đóng dấu.

3.2. Thủ tục cấp phép:

(i) Trong vòng 02 ngày làm việc sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ có chữ ký và đóng dấu, chúng tôi sẽ nộp hồ sơ lên cơ quan chức năng. Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ cho Cơ quan cấp phép, chúng tôi sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Khách hàng.

(ii) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chúng tôi sẽ nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đến cơ quan có thẩm quyền. Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đến Cơ quan cấp phép, chúng tôi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Khách hàng.

3.3. Thủ tục sau cấp phép:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, chúng tôi sẽ hoàn thành các thủ tục sau cấp phép như cấp mẫu dấu.

  1. Phí dịch vụ và phương thức thanh toán

4.1. Phí dịch vụ:

Phí dịch vụ để SB Law thực hiện các dịch vụ như đã đề cập trong mục 4 ở trên sẽ là 4.000 USD (Bằng chữ: Bốn nghìn đô la Mỹ). Chi phí của chúng tôi chưa bao gồm 10% VAT, chi phí đi lại và ăn ở của Luật sư trong trường hợp phải thực hiện công việc tại các khu vực ngoài Hà Nội và Hồ Chí Minh và các chi phí khác phát sinh thay cho Khách hàng (nếu có).

4.2. Phương thức thanh toán:

Đợt 1: Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng dịch vụ pháp lý, Khách hàng sẽ thanh toán cho SB Law một khoản tạm ứng tương đương 50% tổng phí dịch vụ tạm tính.

Đợt 2: Khách hàng sẽ thanh toán các khoản phí còn lại và các chi phí phát sinh khác trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy đăng ký doanh nghiệp.

Khách hàng sẽ thông báo ngay lập tức cho SB Law khi thực hiện thanh toán các khoản tiền được ghi nhận trong các Yêu cầu thanh toán của SB Law. SB Law sẽ chỉ triển khai dịch vụ khi nhận được khoản thanh toán cho các Yêu cầu thanh toán tương ứng. Đồng thời, SB Law bảo lưu quyền chấm dứt dịch vụ nếu việc thanh toán không được thực hiện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày xuất Yêu cầu thanh toán. Ngoài ra, trong trường hợp thanh toán không đúng hạn, SB Law bảo lưu quyền đình chỉ dịch vụ và/hoặc tính lãi trả chậm 0,5% một tháng cho đến khi nhận được khoản thanh toán trên thực tế.