Dịch vụ xin cấp Lý lịch tư pháp, Giấy phép lao động và Thẻ tạm trú cho người nước ngoài

0
600

Chúng tôi hiểu rằng, hiện tại, Khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm một Công ty Luật chuyên nghiệp để hỗ trợ xin cấp Lý lịch tư pháp, Giấy phép lao động và Thẻ tạm trú cho người nước ngoài.

Vì vậy, SBLAW hân hạnh gửi đến Quý Khách hàng bản Đề xuất Dịch vụ Tư vấn Pháp luật này để phác thảo Phạm vi của Dịch vụ cũng như chi phí và các điều khoản cung cấp dịch vụ để Quý Khách hàng xem xét và cân nhắc.

1. Đánh giá sơ bộ

Những tài liệu hồ sơ được yêu cầu để xin cấp Lý lịch tư pháp Việt Nam, Giấy phép lao động và thẻ tạm trú.

Khách hàng cần chuẩn bị những hồ sơ tài liệu sau để xin cấp Lý lịch tư pháp Việt Nam:

  1. 01 bản sao hộ chiếu được công chứng bao gồm tất cả những visa Việt Nam đã được cấp;
  2. Giấy xác nhận về nơi cư trú được cấp bởi Công an cấp phường, xã.

Khách hàng cần chuẩn bị những hồ sơ tài liệu sau để xin cấp Giấy phép lao động và thẻ tạm trú:

  1. Lý lịch tư pháp tại quốc gia của Khách hàng, có thể thay thế bằng Lý lịch tư pháp tại Việt Nam trong trường hợp khách hàng cư trú ở Việt Nam trên 06 tháng (bản sao hợp pháp hoá)
  2. Văn bằng của người lao động nước ngoài (bản sao hợp pháp hoá)
  3. Thư xác nhận kinh nghiệm làm việc của người lao động được công ty mẹ cấp (bản sao hợp pháp hoá)
  4. Giấy chứng nhận sức khoẻ nước ngoài hoặc được cấp ở Việt Nam, có hiệu lực trong vòng 06 tháng kể từ ngày cấp (bản sao hợp pháp hoá đối với tài liệu được cấp bởi bệnh viện nước ngoài)
  5. 01 bản sao hộ chiếu được công chứng của người nước ngoài (bản sao công chứng)
  6. 02 ảnh màu (kích thước 04×06 cm, đầu để trần, chính diện, không đeo kính, nền trắng), được chụp trong vòng 06 tháng trước khi người nước ngoài nộp hồ sơ (bản gốc)

2. Phạm vi công việc:

Trong phạm vi của Đề xuất Dịch vụ này, Dịch vụ của chúng tôi sẽ bao gồm:

2.1. Chuẩn bị các tài liệu trong hồ sơ:

(i) Thông báo cho Khách hàng về các tài liệu cần thiết theo yêu cầu của pháp luật;

(ii) Dự thảo các tài liệu trong hồ sơ xin cấp phép;

(iii) Trao đổi với Khách hàng trong việc soạn thảo các tài liệu;

(iv) Điều chỉnh hồ sơ dựa trên ý kiến của Khách hàng;

(v) Tiếp thu ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền;

(vi) Hoàn thiện hồ sơ trên cơ sở nhận xét của cơ quan có thẩm quyền.

2.2. Thủ tục cấp phép:

(i) Đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

(ii) Theo dõi hồ sơ trong quá trình nhận sự chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền;

(iii) Cập nhật cho khách hàng về tiến trình cũng như những yêu cầu thêm, nếu có và;

(iv) Hỗ trợ khách hàng trong việc nhận kết quả.

3. Thời gian thực hiện:

3.1. Chuẩn bị hồ sơ cấp phép:

Chúng tôi sẽ thu thập thông tin và tài liệu cần thiết từ Quý Khách hàng. Sau khi nhận được thông tin cần thiết từ Quý Khách hàng, chúng tôi sẽ chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật cũng như theo yêu cầu của cơ quan chức năng. Hồ sơ đăng ký sẽ được gửi tới Quý Khách hàng để rà soát và cho ý kiến nếu cần sửa đổi, bổ sung những nội dung trong hồ sơ đăng ký. Sau khi cập nhật hồ sơ dựa trên ý kiến của Quý Khách hàng, chúng tôi sẽ xin ý kiến sơ bộ của của cơ quan chức năng về hồ sơ đăng ký. Cuối cùng, chúng tôi sẽ gửi toàn bộ hồ sơ để Quý Khách hàng ký. Thời hạn để hoàn tất bước này dự kiến 05 ngày làm việc.

3.2. Thủ tục cấp phép:

Xin cấp Lý lịch tư pháp: Trong vòng 02 ngày làm việc sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ có chữ ký và đóng dấu, chúng tôi sẽ nộp hồ sơ lên cơ quan chức năng. Sau 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ tại Cơ quan có thẩm quyền, Quý Khách hàng sẽ nhận được Lý lịch tư pháp.

Xin cấp Giấy phép lao động: Trong vòng 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được Lý lịch tư pháp, chúng tôi sẽ nộp hồ sơ lên cơ quan chức năng. Trong vòng 20 ngày làm việc sau khi nộp hồ sơ lên cơ quan cấp phép, khách hàng sẽ nhận được Công văn chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài. Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được Công văn chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài, Khách hàng sẽ nhận được Giấy phép lao động.

Xin cấp thẻ tạm trú: Sẽ mất khoảng 15 ngày làm việc sau khi nộp hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Phí dịch vụ và phương thức thanh toán

4.1. Phí dịch vụ:

Phí dịch vụ để SB Law hoàn thành phạm vi dịch vụ như đề cập ở Mục 2 nêu trên là: 

  • Phí xin cấp Lý lịch tư pháp: 800 USD (Tám trăm đô la Mỹ)
  • Phí xin cấp Giấy phép lao động: 700 USD (Bảy trăm đô la Mỹ)
  • Phí xin cấp thẻ tạm trú: 550 USD (Năm trăm năm mươi đô la Mỹ)

Phí dịch vụ nêu trên đã bao gồm phí, lệ phí nhà nước cho Quý Khách hàng nhưng không bao gồm 10% Thuế Giá trị gia tăng (VAT), phí hợp pháp hoá tài liệu và/hoặc Giấy chứng nhận sức khoẻ/ Giấy khám sức khoẻ và phí dịch thuật văn bản Anh – Việt (nếu có)

4.2. Phương thức thanh toán:

Đợt 1: Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày SB Law và Khách hàng đã ký Hợp đồng Dịch vụ Pháp lý, Khách Hàng sẽ thanh toán trước cho SB Law 50% Phí Dịch vụ, thuế VAT.

Đợt 2: Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy phép lao động, Khách hàng sẽ thanh toán cho SB Law 50% Phí Dịch vụ còn lại, thuế VAT và các chi phí khác có liên quan (nếu có).

Khách hàng sẽ thông báo ngay lập tức cho SB Law khi thực hiện thanh toán các khoản tiền được ghi nhận trong các Yêu cầu thanh toán của SB Law. SB Law sẽ chỉ triển khai dịch vụ khi nhận được khoản thanh toán cho các Yêu cầu thanh toán tương ứng. Đồng thời, SB Law bảo lưu quyền chấm dứt dịch vụ nếu việc thanh toán không được thực hiện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày xuất Yêu cầu thanh toán. Ngoài ra, trong trường hợp thanh toán không đúng hạn, SB Law bảo lưu quyền chấm dứt hợp đồng và hoặc tính lãi trả chậm 0,5% một tháng cho đến khi nhận được khoản thanh toán trên thực tế.

Xem thêm.

CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN THỊ THỰC
Miễn thị thực cho người nước ngoài là trường hợp quốc gia có quy chế cho phép một số đối tượng đặc biệt được phép xuất nhập cảnh ưu tiên không phân biệt mục đích xuất nhập cảnh. Vậy pháp luật Việt Nam quy định các trường hợp nào được miễn thị thực?
Căn cứ Điều 12 Văn bản hợp nhất năm 2019 hợp nhất Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, các trường hợp được miễn thị thực như sau:
1. Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định của Luật này.
3. Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
3a. Vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế; có không gian riêng biệt; có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.
4. Theo quy định tại Điều 13 của Luật này.
5. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, điều 13 Luật này quy định về đơn phương miễn thị thực quy định:
1. Quyết định đơn phương miễn thị thực cho công dân của một nước phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có quan hệ ngoại giao với Việt Nam;
b) Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội và đối ngoại của Việt Nam trong từng thời kỳ;
c) Không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.
2. Quyết định đơn phương miễn thị thực có thời hạn không quá 05 năm và được xem xét gia hạn. Quyết định đơn phương miễn thị thực bị hủy bỏ nếu không đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Căn cứ quy định của Điều này, Chính phủ quyết định đơn phương miễn thị thực có thời hạn đối với từng nước.