Chuyên gia hiến kế chống “vàng hóa” nền kinh tế

0
125

Tại tọa đàm “Ngăn ngừa nguy cơ vàng hóa nền kinh tế” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 8/7, các chuyên gia đều nhận định rằng “vàng hóa” gây tác hại rất lớn cho nền kinh tế, đặc biệt là việc ổn định kinh tế vĩ mô. Mời quý khách theo dõi bài viết ý kiến các chuyên gia và có phần trích dẫn ý kiến của Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch công ty luật SBLAW.

“Vàng hóa” gây tác hại rất lớn cho nền kinh tế

Phát biểu tại tọa đàm, ông Phạm Xuân Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) cho biết “vàng hóa” là khi người dân dùng vàng để thực hiện các trao đổi, giao dịch lớn trong nền kinh tế. Điều này sẽ dẫn đến rất nhiều hệ luỵ cho nền kinh tế.

Trong đó, có hai hệ luỵ lớn là “chảy máu” ngoại tệ, nhập lậu vàng qua biên giới. Tiếp đó là quá trình điều hành tỷ giá vô cùng khó khăn. Nhập khẩu vàng cũng sẽ phải sử dụng ngoại tệ, dẫn đến dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước giảm đi, gây khó khăn cho điều hành tỷ giá của nền kinh tế, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế vĩ mô, ông Phạm Xuân Hòe nhấn mạnh.

Đồng tình với quan điểm này, PGS. TS Nguyễn Hữu Huân, Giảng viên cao cấp (Đại học Kinh tế TP HCM) cho rằng, “vàng hóa” gây tác hại rất lớn cho nền kinh tế, đặc biệt là việc ổn định kinh tế vĩ mô. Chính phủ ở các quốc gia trên thế giới đều muốn loại bỏ vàng ra khỏi lưu thông. Nếu người dân giữ vàng thì sẽ ảnh hưởng lớn đến tỷ giá đồng nội tệ. Trong lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới đã diễn ra thực trạng này. Các ngân hàng trung ương trên thế giới đã từng bước thực hiện chiến lược loại bỏ vàng ra khỏi lưu thông, nhằm tránh việc vàng gây ảnh hưởng đến nền kinh tế. Khi người dân xem vàng như một loại tiền tệ thì sẽ rất khó cho các ngân hàng trung ương điều hành chính sách tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô.

Chuyên gia hiến kế chống vàng hóa nền kinh tế
Chuyên gia hiến kế chống vàng hóa nền kinh tế

Giải pháp ngăn ngừa “vàng hoá” nền kinh tế

Để ngăn ngừa nguy cơ “vàng hóa” nền kinh tế, ông Huân đề xuất, thay vì cấm người dân nắm giữ vàng nguyên chất, Nhà nước nên có những quy định khuyến khích người dân đem vàng gửi cho ngân hàng trung ương với mức lãi suất thấp. Như vậy, ngân hàng trung ương có thể tính toán được và trả lời cho câu hỏi đầy tranh cãi là số lượng vàng thực sự trong dân là bao nhiêu.

Ông Huân dẫn chứng, tại Mỹ ở một số thời điểm nhất định cũng cấm người dân sở hữu vàng nguyên chất. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ bán cho người dân một tín chỉ vàng (ETF) ghi nhận số vàng mà người dân đang nắm giữ là bao nhiêu. Người dân có thể mua bao nhiêu lượng vàng cũng được, nhưng nhà nước sẽ phát hành cho người dân một tín chỉ thay vì là vàng nguyên chất. Ngân trung ương vẫn nắm giữ lượng vàng nguyên chất làm dữ trữ ngoại hối. Người dân có thể mua bán tín chỉ đó với nhau và bán lại cho ngân hàng trung ương.

Ở một số thời điểm nhất định khi đồng nội tệ bị mất giá, Chính phủ một số nước cũng thực hiện việc phát hành tín chỉ quỹ ETF như vậy cho người dân. Với các giải pháp này, thị trường vàng vật chất sẽ không còn hấp dẫn.

Nêu một giải pháp khác, ông Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLaw cho rằng, Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi kinh nghiệm thành công và thất bại của việc quản lý thị trường vàng trên thế giới. Trong đó, cũng nên hướng đến việc xem xét có nên xây dựng các sàn vàng vật chất hay không. Ông Hà phân tích, nhu cầu người dân hiện nay không chỉ dừng lại ở việc tham gia vàng vật chất, mà còn muốn kinh doanh trên các sàn vàng trạng thái. Trên thế giới, có nhiều quốc gia công nhận sàn vàng trạng thái, còn Việt Nam hoàn toàn không có. Điều đó đã khiến xuất hiện những sàn vàng trạng thái hoạt động chui, lừa đảo khiến nhiều người dân bị mất tiền vào các ứng dụng hoặc những sàn trạng thái.

 

Luat-su-nguyen-thanh-ha-sblaw-Chuyên gia hiến kế chống vàng hóa nền kinh tế.jpg
Luat-su-nguyen-thanh-ha-sblaw-Chuyên gia hiến kế chống vàng hóa nền kinh tế.jpg

Dẫn chứng thêm, ông Phạm Xuân Hòe cho biết tại Trung Quốc, Thái Lan đều triển khai quản lý thị trường vàng gắn với thị trường tài chính (hàng hóa phái sinh). Qua đó giúp người dân không phải “ôm” quá nhiều vàng vật chất và nhà nước cũng có thể huy động được vàng trong dân.

“Việt Nam đã có sàn hàng hóa là sàn cà phê, sàn cá tra do Bộ Công Thương quản lý. Bản chất nó vẫn là các sàn tài chính, bởi đó là hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn. Có nghị định khung về vấn đề này và cho phép thí điểm 3 – 5 năm, sau đó sẽ tổng kết, đánh giá, tránh để tình trạng thí điểm chưa xong đã cho bùng nổ để rồi quay lại thắt chặt”, ông Hòe kiến nghị.

Theo các chuyên gia, nên cho phép các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư… triển khai nghiệp vụ này. Người dân có thể tham gia đầu tư qua quỹ để giảm bớt rủi ro.

Tham khảo thêm >> Tư vấn tài chính ngân hàng