Báo giá đăng ký nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp

0
356

Q: Chúng tôi cần công ty tư vấn luật SBLAW tư vấn Báo giá đăng ký nhãn hiệu cho 4 đơn trong nhóm 32 và 35 và kiểu dáng công nghiệp?

A: Liên quan đến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm và dịch vụ thuộc nhóm 32 và 35 và đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam, SBLAW xin được tư vấn sơ bộ thủ tục đăng ký cũng như chi phí cho công việc này, như sau:

I.  ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

1.  Công việc & Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

1.1.  Công việc thực hiện:

Trong trường hợp SBLAW được Quý Công ty  ủy quyền là đại diện sở hữu trí tuệ của Quý Công ty  tại Cục Sở hữu trí tuệ (“Cục SHTT”), công việc của chúng tôi sẽ bao gồm:

  • Tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
  • Chuẩn bị Đơn, ký đơn (với tư cách là đại diện được uỷ quyền của Qúy công ty) và đi nộp Đơn tại Cục SHTT;
  • Thông báo về việc nộp đơn với Qúy công ty ngay sau khi nộp đơn;
  • Nhận tất cả các Thông báo từ Cục SHTT liên quan đến đơn và thông báo đến Qúy công ty;
  • Xử lý tất cả các thiếu sót liên quan đến Đơn (nếu có yêu cầu từ Cục SHTT);
  • Tư vấn các giải pháp để vượt qua từ chối của Cục SHTT (nếu Đơn bị từ chối bảo hộ);
  • Theo dõi tiến trình của Đơn và thường xuyên cập nhật tình trạng cho Qúy công ty cho đến khi có kết luận cuối cùng của Cục SHTT về việc bảo hộ nhãn hiệu;
  • Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu sau khi cấp bằng (nếu có Giấy chứng nhận).

1.2.  Chi phí thực hiện công việc:

Theo qui định, Đơn nhãn hiệu phải đăng ký kèm theo danh mục sản phẩm/dịch vụ được phân nhóm theo Bảng phân loại Ni-Xơ phiên bản 10. Phí đăng ký nhãn hiệu sẽ được tính dựa trên số nhóm và số sản phẩm trong mỗi nhóm được chỉ định trong Đơn. Theo đó, chúng tôi xin được báo giá chi phí đăng ký cho nhãn hiệu cho sản phẩm thực phẩm nhóm trong trường hợp đơn suôn sẻ, sẽ được tính cụ thể như sau:

Chi tiết

Phí nhà nước

(VNĐ)

Phí dịch vụ

(VNĐ)

1. Phí đăng ký nhãn hiệu (cho 04 đơn có 01 nhóm và dưới 06 sản phẩm/dịch vụ)

4.080.000

7.920.000

Tổng :

Bằng chữ:

12.000.000

Mười hai triệu đồng chẵn 

2.  Thủ tục và thời gian đăng ký nhãn hiệu

Theo quy định của pháp luật, thời gian đăng ký một nhãn hiệu kể từ khi nộp đơn đến khi được cấp văn bằng bảo hộ là 13-15 tháng. Tuy nhiên, trên thực tế thời hạn này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tuỳ thuộc vào số lượng đơn nộp vào Cục tại thời điểm xét nghiệm. Theo qui định, qui trình thẩm định đơn nhãn hiệu trải qua các giai đoạn sau (i) thẩm định hình thức (1-2 tháng), (ii) công bố Đơn trên Công báo (2 tháng); (iii) thẩm định nội dung (9-12 tháng); và (iii) cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng).

Trước tiên, đơn sẽ được thẩm định về hình thức xem có đáp ứng các yêu cầu về mặt hình thức không, ví dụ như Người Nộp Đơn đã nộp đủ các tài liệu cần thiết chưa, phân nhóm các sản phẩm/dịch vụ có chính xác không … Kết quả của thẩm định hình thức sẽ có trong vòng 1 đến 2 tháng kể từ khi nộp đơn và Cục SHTT sẽ ra Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ và gửi cho Người Nộp Đơn.

Sau khi có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, trong 2 tháng kể từ ngày có Quyết định chấp nhận Đơn hợp lệ, Đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp và được chuyển sang giai đoạn thẩm định nội dung. Mục đích của giai đoạn này là xem xét xem nhãn hiệu xin đăng ký có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định của pháp luật không.

  • Nếu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, Cục SHTT sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho Người Nộp Đơn;
  • Nếu nhãn hiệu không đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, thì Cục SHTT sẽ ra Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung (từ chối) và Người Nộp Đơn có 02 tháng để trả lời Thông báo này.

Nếu Đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra Thông báo cấp bằng và Người nộp đơn có nghĩa vụ phải nộp lệ phí cấp bằng trong thời hạn là 1 tháng kể từ ngày thông báo. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp cho người nộp đơn trong vòng 1-2 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp bằng.

3.  Các tài liệu cần thiết để nộp đơn

Để nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Quý Công ty chỉ cần cung cấp cho chúng tôi các thông tin/tài liệu sau đây:

  • Tên và địa chỉ của chủ sở hữu nhãn hiệu (nếu đăng ký dưới tên Công ty thì tên/địa chỉ của Công ty phải trùng khớp với Giấy đăng ký kinh doanh)
  • Giấy ủy quyền (theo mẫu đính kèm), có ký tên Người đại diện và đóng dấu Công ty;
  • Mẫu nhãn hiệu xin đăng ký (bản mềm) (nếu là nhãn hiệu màu sắc hoặc chứa logo)
  • Danh mục sản phẩm cụ thể xin đăng ký bảo hộ theo nhãn hiệu.

II.  ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

1.  Trình tự thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Để có thể tiến hành đăng ký bảo hộ dưới dạng độc quyền kiểu dáng tại Việt Nam thì đối tượng đăng ký cần đáp ứng đủ ba tiêu chuẩn sau:

a.  Tiêu chuẩn bảo hộ:

 

Có tính mới

tính sáng tạo

Có khả năng áp dụng công nghiệp

Kiểu dáng

X

X

X

b.  Hiệu lực của văn bằng bảo hộ:

Bằng độc quyền kiểu dáng có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 15 năm tính từ ngày nộp đơn.

c.  Thời gian đăng ký:

Đơn xin đăng ký bảo hộ độc quyền kiểu dáng sẽ trải qua các giai đoạn xét nghiệm như sau:

 

Thời gian

Nội dung xét nghiệm

Xét nghiệm hình thức

1-2 tháng kể từ ngày nộp đơn Xét nghiệm tính hợp lệ của đơn đăng ký kiểu dáng và các tài liệu kèm theo. Nếu đáp ứng, sẽ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ

Công bố đơn

 

02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ Công bố thông tin về kiểu dáng trên Công báo Sở hữu công nghiệp

Xét nghiệm nội dung

10 tháng kể từ ngày công bố hoặc từ ngày có yêu cầu. Xét nghiệm khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế.

d. Tài liệu cần thiết cho việc đăng ký:

–      Bộ Ảnh kiểu dáng theo hướng dẫn của SBLAW;

–      Tên và địa chỉ của:

+   Người nộp đơn

+  Tác giả kiểu dáng

Sau khi nhận được các tài liệu trên, chúng tôi sẽ soạn thảo, nộp đơn và các giấy tờ cần thiết cho việc đăng ký kiểu dáng tại Cục Sở hữu trí tuệ.

2. Phí đăng ký:

Phí đăng ký kiểu dáng là 6.000.000 VNĐ (Sáu triệu đồng).