Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho Việt Kiều tại Đông Âu.

0
562

Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW có phần trao đổi với phóng viên kênh VTC10-Truyền hình Netviet về việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho Việt Kiều tại Việt Nam.

Sau đây là nội dung bài phóng vấn:

Câu hỏi:

Thưa luật sư, tôi là một Việt Kiều, đã sống lâu năm tại Đông Âu và mong muốn về Việt Nam đầu tư, xây dựng nhà máy sản xuất rượu Voka,

Hiện tại, bên thiết kế đã có một mẫu thiết kế Chai rượu rất bắt mắt, vậy chúng tôi có thể đăng ký bảo hộ độc quyền đối với các thiết kế chai rượu sắp được bán ra thị trường.

Nhờ luật sư tư vấn giúp về điều kiện và thủ tục.

Trả lời: Về vấn đề bạn hỏi, luật sư trả lời như sau:

Các thiết kế chai rượu của Quý Công ty có thể được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới dạng kiểu dáng công nghiệp.

Vậy kiểu dáng công nghiệp là gì?: Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó.

Đối tượng được đăng ký được coi là phù hợp với yêu cầu cấp bằng độc quyền KDCN nếu đáp ứng đủ các yêu cầu sau:

  • Áp dụng cho sản phẩm cụ thể
  • Hình dáng bên ngoài của sản phẩm phải nhìn thấy và nhận biết được bằng mắt thường
  • Sản phẩm có hình dáng bên ngoài là KDCN phải sản xuất được bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng và phải được lưu thông độc lập (ví dụ, đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, nhãn sản phẩm…)

Phóng viên: Vậy tiêu chuẩn bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp là gì?

Trả lời: Theo luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, tiêu chuẩn bảo hộ của Kiểu dáng công nghiệp như sau:

Một đối tượng có thể được đăng ký bảo hộ dưới danh nghĩa là Kiểu dáng công nghiệp nếu đáp ứng đủ ba yếu tố sau:

  • Có tính mới
  • Có tính sáng tạo
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Tính mới: KDCN được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.

Tính sáng tạo: KDCN được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

Khả năng áp dụng công nghiệp: KDCN được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Vì các lý do trên, nếu có ý định đưa một sản phẩm rượu mới ra thị trường, công ty nên tiến hành nộp đơn đăng ký bảo hộ cho kiểu dáng công nghiệp cho chai rượu đó.

Phóng Viên: Vậy mất bao lâu để có thể được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp:

Để được cấp văn bằng bảo hộ,  đơn xin đăng ký bảo hộ độc quyền kiểu dáng sẽ trải qua các giai đoạn thẩm định như sau:

  • Thẩm đinh hình thức: 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký
  • Công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ. Mục đích của việc công bố này là để các bên thứ ba biết về việc đăng ký kiểu dáng. Bất kỳ bên thứ ba nào cũng có quyền nêu ý kiến phản đối đối với việc đăng ký.
  • Thẩm định nội dung: 07 tháng kể từ ngày công bố hoặc từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung

Như vậy, trong trường hợp thuận lợi, tổng thời gian đăng ký đơn kiểu dáng từ lúc nộp đơn cho đến lúc cấp bằng là khoảng 10 tháng.

Phóng Viên: Doanh nghiệp cần chuẩn bị tài liệu gì để có thể đăng ký và bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

Trả lời: Doanh nghiệp cần chuẩn bị các tài liệu sau đây:

–      Giấy uỷ quyền cho đại diện sở hữu công nghiệp;

–      Bộ Ảnh kiểu dáng công nghiệp;

–      Tên và địa chỉ của Người nộp đơn và tác giả của kiểu dáng

Phóng Viên: Đối với cá nhân là Việt Kiều thì thủ tục đăng ký bảo hộ KDCN và các quyền lợi đối với KDCN có khác gì so với cá nhân hay pháp nhân Việt Nam không?

Trả lời: Tất cả các đơn xin cấp Bằng độc quyền KDCN trên lạnh thổ Việt Nam phải được gửi tới Cục sở hữu trí tuệ (NOIP).

Nếu Chủ đơn là cá nhân hoặc pháp nhân mang quốc tịch Việt Nam có thể nộp hồ sơ trực tiếp, Chủ đơn là cá nhân hoặc pháp nhân mang quốc tịch nước ngoài phải thực hiện thông qua các đại diện sở hữu trí tuệ của Việt Nam.

Quyền đối của chủ sở hữu đối với KDCN được bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam của cá nhân mang quốc tịch Việt Nam hay quốc tịch nước ngoài đều là như nhau.