Bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận tại Việt Nam

0
378

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện nay đã chính thức cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận cho các cơ quan, tổ chức mong muốn sử dụng.

S&B Law với tư cách là đại diện sở hữu công nghiệp, đã tư vấn cho nhiều tổ chức đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận, ví dụ như Hiệp hội cao su Việt Nam..

Để Quý khách hàng dễ dàng trong việc đăng ký nhãn hiệu chứng nhận, S&B Law cung cấp các thông tin hữu ích sau:

1. Công việc & Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

1.1. Công việc thực hiện:

cong viec ablaw thuc hien dang ky nhan hieu

1.2. Chi phí thực hiện công việc:

Theo qui định, Đơn nhãn hiệu chứng nhận phải đăng ký kèm theo danh mục sản phẩm/dịch vụ được phân nhóm theo Bảng phân loại Nice phiên bản 10. Phí đăng ký nhãn hiệu sẽ được tính dựa trên số nhómsố sản phẩm trong mỗi nhóm được chỉ định trong Đơn.

Vì vậy, hãy cung cấp các thông tin để chúng tôi đưa ra mức phí phù hợp và cạnh tranh nhất.

2. Thủ tục và thời gian đăng ký nhãn hiệu

Theo quy định của pháp luật, thời gian đăng ký một nhãn hiệu chứng nhận kể từ khi nộp đơn đến khi được cấp văn bằng bảo hộ là 13-16 tháng. Tuy nhiên, trên thực tế thời hạn này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tuỳ  thuộc vào số lượng đơn nộp vào Cục tại thời điểm xét nghiệm.

quy trình đăng ký nhãn hiệu!

3.      Các tài liệu cần thiết để nộp đơn

Để nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận cho nhãn hiệu nêu trên, Quý Trung Tâm chỉ cần cung cấp cho chúng tôi các thông tin/tài liệu sau đây:

3.1    Mẫu nhãn hiệu:

Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt”.

3.2     Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận

Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải có những nội dung chủ yếu sau   đây:

–         Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu.

–         Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu.

–         Các đặc tính của hàng hoá, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu.

–         Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp  kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu.

–         Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có

3.3     Tài liệu chứng minh tư cách người nộp đơn.

3.4     Bản đồ xác định địa giới trong trường hợp nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm mang nhãn hiệu.