Những thói quen làm hại Thương hiệu có thể bạn chưa biết

0
559

Ngày nay, thông tin về các công ty và sản phẩm đã có sẵn trên mạng, một trang web thu hút là “thành lũy” bảo vệ cho thương hiệu của bạn. Nhưng vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp mắc phải những lỗi không đáng có làm mất giá trị thương hiệu mà họ dày công xây dựng.

Sau đây là những thói quen gây tổn hại đến thương hiệu của bạn:

Thứ nhất, chia sẻ quá nhiều trên mạng xã hội

Để tạo ra các kết nối sâu sắc với người tiêu dùng trên các trang mạng xã hội không hề dễ dàng. Nếu như kết nối mà không thu hút được khách hàng thì kết nối trở nên vô nghĩa. Do đó, trên mạng xã hội, các doanh nghiệp phải truyền tải các thông điệp hữu ích, có tính giải trí và khả năng tương tác hơn, chứ không chỉ nhằm vào mục tiêu bán hàng.

Socialbakers đã phân tích các nội dung từ các trang Facebook của các thương hiệu hàng đầu và kết luận rằng, nếu thương hiệu đăng bài viết ít hơn hai lần một tuần, họ có thể không duy trì được kết nối với người tiêu dùng.

Tuy nhiên, việc chia sẻ quá nhiều trên mạng xã hội sẽ gây phản tác dụng. Điều đó sẽ dẫn đến giảm sự quan tâm của khách hàng. Để hiểu được tầm quan trọng của việc duy trì số lượng một bài, xin vui lòng kiểm tra số lượng tuyệt đối của báo chí “like”, chia sẻ và bình luận trên Facebook tích tụ. Việc kiểm tra con số này giúp bạn nắm được mức độ quan tâm của người tiêu dùng đối với bài viết, từ đó điều chỉnh số lượng bài được update một cách hợp lý. Nếu lượt người like và bình luận quá ít, chứng tỏ những thông tin bạn cung cấp không thu hút họ và họ đã ngán ngẩm việc thấy bạn hiện quá nhiều trên New feed. Chỉ một sai lầm đơn giản đã có thể phá hoại toàn bộ nỗ lực của doanh nghiệp và sai lầm đó có thể là việc chia sẻ quá nhiều trên mạng xã hội.

Thứ hai, hiệu ứng đoàn tàu

Hiệu ứng đoàn tàu tức là việc chạy theo các xu hướng quảng cáo, marketing mới dựa trên thành công của các đơn vị đi trước.

Một ví dụ cụ thể đó là việc áp dụng quảng cáo thời gian thực trong marketing. Đây là hình thức tiếp thị nổi bật năm 2014 với 76% các doanh nghiệp sử dụng (theo số liệu của MediaPost) và rất nhiều thương hiệu đã thành công như Oreo với “Dunk in the Dark” hay “Gravity” tweet của NASA trong giải Oscar.

Quảng cáo của Oreo được đánh giá là một trong 6 chiến dịch quảng cáo gây tiếng vang nhất thời hiện đại. Việc áp dụng những chiến thuật tiếp thị mới nhất có thể sẽ giúp các thương hiệu được hưởng lợi ích một cách nhanh chóng. Nhưng việc đổi mới này phải đi kèm với hành động xác minh mục tiêu chiến lược tổng thể và mục đích rõ ràng.

Hay nói cách khác thì việc áp dụng các chiến thuật tiếp thị mới chỉ dùng để bán hàng thì sẽ không đi đến đâu. Điều này rất dễ khiến người khác liên tưởng tới hiệu ứng toàn cầu. Tức là người luôn tin hoặc làm theo một việc mà rất nhiều người làm, dù mình không hiểu tại sao lại làm như vậy.

Thứ ba, phụ thuộc quá nhiều vào tự động hóa

Nếu bạn áp dụng một cách chính xác các thủ thuật: tự động trả lời tin nhắn, email, … là một cách rất hiệu quả giúp bạn trong việc quản lý thời gian của nội dung tiếp thị để đáp ứng hành vi của người tiêu dùng. Nhưng khi được sử dụng không chính xác, tự động hóa tiếp thị sẽ cắt xén các kết nối với khách hàng.

Mặc dù, chế độ tự động trả lời làm tăng tỷ lệ đáp ứng nhưng khi trả lời chung chung, không thích hợp, hoặc không phù hợp, thì tỷ lệ đáp ứng cao cũng không có ý nghĩa gì. Mặt khác, các thương hiệu sẽ bỏ lỡ toàn bộ các cuộc hội thoại với người tiêu dùng.

Thứ tư, tạo nội dung không phải cho người tiêu dùng

Đừng bao giờ quên mục đích của nội dung tiếp thị là gì? Vì chức năng của tiếp thị nội dung là phải thu hút và giữ được khách hàng. Nếu nội dung không liên quan và không có giá trị đối với người tiêu dùng, thì nó hoàn toàn vô nghĩa. Do đó, để một thương hiệu thực sự tận dụng được tiềm năng của tiếp thị nội dung thì không nên tiếp cận việc sáng tạo nội dung từ quan điểm bán hàng, nhưng cần đánh giá giá trị của nội dung trong mối liên hệ giữa thực tiễn và sức hấp dẫn thực sự.

Để đạt được hiệu quả cao, các thương hiệu cần phải tiếp tục tạo ra những nội dung từ chính quan điểm của người tiêu dùng và luôn luôn nhớ rằng, hãy cung cấp giá trị cho họ chứ không phải là số lượng.