Có nên rút ngắn thời gian thẩm định đơn sáng chế

0
553

Có nên rút ngắn thời gian thẩm định đơn sáng chế

Nhận lời mời của ban biên tập báo điện tử Dân Việt, luật sư Nguyễn Thanh Hà đã có bài trả lời phỏng vấn với nội dung là có nên rút ngắn thời gian thẩm định đơn sang chế.

Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung bài phỏng vấn:

PV: Theo quy định của Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ KH&CN), để có được bằng sáng chế, sau khi nộp đơn và làm tất cả các thủ tục thuế, phí, và hoàn toàn thuận lợi thì người dân vẫn phải chờ 38 tháng (hơn 3 năm) mới được nhận bằng sáng chế. Và bằng này, có hiệu lực từ 10 đến 20 năm.

Như vậy, xảy ra trường hợp, khi nhận được bằng sáng chế để sản xuất đại trà thì sáng chế có khi đã… lỗi thời. Hoặc khi người dân nhận được bằng sáng chế để được độc quyền sản phẩm trong thương mại thì các đơn vị giả, nhái sản phẩm của họ đã… ăn đủ lãi rồi.

Luật sư trả lời: Theo quy định hiện hành của luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, khi nhà sang chế nộp đơn đăng ký sang chế, quy trình thẩm định đơn sang chế sẽ theo các giai đoạn như sau:

– Giai đoạn thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn
– Công bố đơn: 19 tháng kể từ ngày nộp đơn hoặc 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ (tùy thuộc vào ngày nào muộn hơn)
– Giai đoạn thẩm định nội dung: 18 tháng kể từ ngày công bố đơn

Tổng thời gian thẩm định: 38 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Từ quy định trên, chúng ta có thể thấy thời gian để nộp đơn và cấp văn bằng bảo hộ sang chế là tương đối dài, gần 38 tháng, so với các đối tượng khác thì rõ rang sang chế có thời gian gấp gần 3 lần, ví dụ như nhãn hiệu là 12 tháng.
Về thời gian cấp sang chế dài là do việc thẩm định sang chế là một công việc đòi hỏi nhiều chuyên môn và nghiệp vụ và tương đối phức tạp, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có thời gian thẩm định tương ứng.
Một lý do nữa là hang năm, số đơn sang chế tang nhanh, tuy nhiên, số lượng thẩm định viên sang chế tại Cục SHTT cũng không tang tương ứng được.
Tuy nhiên, thời gian thẩm định dài cũng không ngăn cản việc sử dụng và ngăn chặn hành vi vi phạm sang chế của một bên thứ 3, cụ thể như sau:
1. Sáng chế sau khi đăng ký được hưởng quyền được bảo hộ tạm thời

Khoản 1 Điều 131 Luật SHTT:
Trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế,kiểu dáng công nghiệp biết rằng sáng chế,kiểu dáng công nghiệp đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại và người đó không có quyền sử dụng trước thì người nộp đơn có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc mình đã nộp đơn đăng ký,trong đó chỉ rõ ngày nộp đơn và ngày công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp để người đó chấm dứt việc sử dụng hoặc tiếp tục sử dụng
Cũng theo Khoản 2 Điều 126 Luật SHTT có quy định
Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế,kiểu dáng công nghiệp,thiết kế bố trí:

Sử dụng sáng chế,kiểu dáng công nghiệp,thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 của Luật này.

Như vậy, sau khi sáng chế được công bố trên công báo sở hữu công nghiệp, sáng chế đã được bảo hộ tạm thời.
Việc bên thứ ba sử dụng sáng chế mà không xin phép chủ đơn có thể cấu thành hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế.
Lúc đó, chủ sở hữu sáng chế có quyền yêu cầu bên xâm phạm dừng việc sử dụng và trả tiền đền bù trong thời gian sử dụng sáng chế.
Khi được hưởng quyền tạm thời thì chủ đơn có quyền yêu cầu bên xâm phạm sáng chế dừng việc sử dụng.

Một trong những lưu ý là chỉ sau khi sáng chế đã được cấp bằng thì mới có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do việc sử dụng sáng chế. Việc yêu cầu bồi thường sẽ được tiến hành theo quy định về xử lý xâm phạm sáng chế.

2. Việc sử dụng sáng chế trong hoạt động thương mại.

Sau khi nhà sang chế nộp đơn sang chế tại Cục sở hữu trí tuệ, nhà sang chế đã có quyền đối với đơn sang chế đó, họ có quyển chuyển nhượng đơn đăng ký sang chế cho một bên thứ 3.

Bên cạnh đó, khi sang chế đã được công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp, chủ đơn sang chế có quyền sử dụng sang chế trong hoạt động thương mại.

PV: Luật sư có ý kiến gì về trình tự thủ tục thủ tục cấp bằng sáng chế hiện hành là thế nào? có điểm gì bất cập? cần phải sửa đổi thế nào để tránh được hệ luỵ nêu trên?

Trả lời: Để những nhà sáng chế không chuyên và người dân có thể sớm được cấp văn bằng bảo hộ sáng chế thì người dân cần làm những việc sau:

1. Để sớm được hưởng quyền bảo hộ tạm thời, ngăn chặn bên thứ 3 nghiên cứu trùng lặp về giải pháp kỹ thuật cũng như là thương mại hoá sang chế thì sau khi đơn đã được chấp nhận hợp lệ, người nộp đơn có thể yêu cầu Cục SHTT công bố sớm đơn sáng chế. Sáng chế sẽ được công bố trong tháng thứ 2 kể từ ngày yêu cầu (thay vì phải đợi tới tháng thứ 19 theo quy định của pháp luật).
2. Người nộp đơn nên nhờ các luật sư sáng chế có kinh nghiệm để trợ giúp trong việc viết bản mô tả, viết yêu cầu bảo hộ và các vấn đề liên quan khác để giúp cho sáng chế tránh sai sót, làm kéo dài thời gian thẩm định.
3. Người nộp đơn cần tra cứu dữ liệu thong tin sang chế trước khi nghiên cứu giải pháp cải tiến kỹ thuật để tránh việc nghiên cứu trùng lặp, mất thời gian và công sức.
4. Đề xuất Cục SHTT giảm thời gian thẩm định nội dung thành 12 tháng, thay vì 18 tháng như hiện nay.