Ý kiến của luật sư Nguyễn Thanh Hà trên báo An Ninh Tiền Tệ.

0
301

Trong bài viết Công ty Coco Việt Nam lừa dối khách hàng? trên ANTT.VN có nêu ý kiến của luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW, chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung bài báo.

Công ty Coco Việt Nam lừa dối khách hàng?Như ANTT.VN đã phản ánh về trường hợp của bà Đ.T.A, đặt mua điện thoại Oppo N8 theo lời tư vấn viên từ số điện thoại 0838665500 của công ty TNHH TM Quốc tế Coco Việt Nam (gọi tắt công ty Coco Việt Nam). Thế nhưng, khi nhận được sản phẩm thì lại là một chiếc điện thoại màu trắng của hãng MIQ.

Điều đáng nói, trên thị trường không có sản phẩm Oppo N8 như lời nhân viên đã tư vấn. Không chỉ riêng bà Đ.T.A mà còn có rất nhiều khách hàng cũng phản ánh về tình trạng đó trên mạng xã hội facebook.

Theo luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch công ty luật SBLAW, luật bảo vệ người tiêu dùng quy định người tiêu dùng có quyền sau: “Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.

luat-su-nguyen-thanh-ha

Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch công ty luật SBLAW

Như vậy trong trường hợp này, người tiêu dùng đã bị cung cấp thông tin không chính xác, vì vậy, hành vi này của đơn vị cung cấp hàng hóa là vi phạm quyền của người tiêu dùng” – ông Hà nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, luật bảo về quyền lợi người tiêu dùng quy định những hành vi bị cấm như sau: Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về Hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.

Trong trường hợp này, tổ chức kinh doanh đã vi phạm điều cấm của pháp luật là lừa dối khách hàng về sản phẩm mà mình cung cấp.

Trao đổi với phóng viên ANTT.VN, ông Trần Văn Trọng, Phó Chánh văn phòng hiệp Hội thương mại điện tử cho rằng: “Người tiêu dùng trong trường hơp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng thì người tiêu dùng, tổ chức xã hội có quyền yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi thực hiện giao dịch giải quyết. Người tiêu dùng, tổ chức xã hội có nghĩa vụ cung cấp thông tin, bằng chứng có liên quan đến hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ”.

dien-thoai-hang-MIQ

Điện thoại hãng MIQ mà bà Đ.T.A nhận từ công ty Coco

“Khi mua hàng qua các phương tiện điện tử như điện thoại, email, website, khách hàng cần tìm hiểu kỹ thông tin về người bán, về sản phẩm, các thông tin liên quan như giá cả, điều kiện giao kết hợp đồng, hoàn trả hàng, thanh toán, bảo vệ thông tin cá nhân. Nên ưu tiên những website có gán nhãn uy tín của các đơn vị tổ chức trong và ngoài nước, ở mức tối thiểu thì những website này cũng nên cần phải đăng ký với Bộ Công Thương.

Người mua cần chọn lựa các nhà bán hàng uy tín bằng cách tìm hiểu kỹ thông tin trên các mạng xã hội, diễn đàn từ những đóng góp của cộng đồng trước khi đưa ra quyết định mua sắm, và phải lưu trữ các thông tin về quá trình mua hàng để có thể khiếu nại khi cần thiết.

Với trường hợp cụ thể của chị Đ.T.A, có thể có sự lừa dối, nhưng cũng có thể có sự nhầm lẫn về thông tin giữa người mua và người bán. Nếu khách hàng ghi âm được toàn bộ cuộc gọi và chứng minh được người bán cố tình bán sản phẩm khác với giao kết thì có thể yêu cầu hoàn trả sản phẩm, đổi sản phẩm theo đúng thỏa thuận hoặc các hình thức bồi thường khác. Nếu người bán không đáp ứng thỏa đáng thì người mua có thể khiếu nại tới các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng” – ông Trọng nhấn mạnh.

Nguồn: http://antt.vn/cong-ty-coco-viet-nam-lua-doi-thuong-de-017639.html