Covid có phải sự kiện bất khả kháng không?

0
562

Cho đến nay, việc áp dụng sự kiện bất khả kháng và các tình huống phát sinh do bất khả kháng gây ra vẫn còn tạo nên nhiều tranh cãi.

Vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề COVID-19 có phải là sự kiện bất khả kháng không? Cá nhân ông đứng về phía nào, thưa ông?

Việc bùng phát Covid-19 tại Việt Nam cùng những hệ lụy đối với nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp điêu đứng, phải trả mặt bằng; nhiều hợp đồng dân sự được ký kết trước khi bùng phát dịch đã không thể thực hiện được khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về vấn đề miễn trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng, đặc biệt là việc vi phạm nghĩa vụ thanh toán, trong trường hợp bất khả kháng.

Giao kết hợp đồng là một trong những bước quan trọng khi tiến hành giao dịch giữa các chủ thể.

Để tối đa hóa quyền lợi của mình, các hợp đồng thường được soạn thảo với những điều khoản chặt chẽ để tránh phải bồi thường hoặc gặp bất lợi khi phát sinh vấn đề trong quá trình thực hiện.

Về nguyên tắc, khi một bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng dẫn đến hệ quả cho bên còn lại thì bên vi phạm có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại.

Tuy nhiên, thực tế có những tình huống phát sinh không dự liệu được buộc một trong các bên không thực hiện được đúng giao kết trong hợp đồng thì bên đó sẽ được miễn trách nhiệm vi phạm. Tại Bộ luật dân sự năm 2015, quy định về điều khoản này gọi là “Sự kiện bất khả kháng” được cụ thể tại Khoản 1 Điều 156 như sau: Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

-Một sự kiện được xác định là bất khả kháng sẽ dựa trên yếu tố nào, thưa ông?

Như vậy, để xác định một sự kiện có phải bất khả kháng hay không cần dựa trên 2 yếu tố:

Thứ nhất, sự kiện đó phải xảy ra khách quan không thể lường trước được: Cho đến nay, pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể những trường hợp khách quan bao gồm những sự kiện nào. Tuy nhiên trên thực tế, sự kiện bất khả kháng có thể bao gồm các trường hợp sau đây: Các hiện tượng thiên nhiên như bão, lũ, hỏa hoạn, dịch bệnh, …Các hiện tượng xã hội như: chiến tranh, đảo chính, thay đổi chính sách của chính phủ, bệnh dịch,… Hoặc các bên có thể tự thỏa thuận coi những trường hợp như: mất điện, lỗi mạng, hết nhiên liệu,…là sự kiện bất khả kháng khiến cho các bên không thể thực hiện nghĩa vụ như đã thỏa thuận.

Thứ hai, sự kiện đó phải không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép: Đây là một yếu tố quan trọng trong việc xác định đó có phải sự kiện bất khả kháng hay không. Có không ít trường hợp vì lý do thiên tai, thời tiết mà một bên không thể thực hiện được hợp đồng. Tuy nhiên, liệu lý do thời tiết có phải nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại hay không? Hoặc liệu bên vi phạm đã làm mọi biện pháp khắc phục trong khả năng cho phép để ngăn điều đó xảy ra hay chưa thì cần được xác định rõ ràng.

Theo Khoản 2 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 thì “người gây thiệt hại ngoài hợp đồng không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại”. Cũng theo Khoản 1 Điều 294 Luật thương mại 2005 thì “người vi phạm hợp đồng thương mại được miễn trách nhiệm”.

Tuy nhiên, bên vi phạm, bên mong muốn được miễn trừ trách nhiệm khi áp dụng sự kiện bất khả kháng, cần tuân thủ quy định sau:

– Phải thông báo bằng văn bản cho bên bị vi phạm về sự kiện bất khả kháng xảy ra gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng

– Phải có nghĩa vụ chứng minh.

Như vậy, xét về mặt pháp lý, dịch bệnh Covid 19 là sự kiện khách quan, không thể lường trước.

Nếu những hậu quả xảy ra dù trước đó đã dùng mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn không thể khắc phục được thì hoàn toàn có thể coi dịch bệnh Covid-19 là sự kiện bất khả kháng. Nếu muốn không phải bồi thường thì bên gây thiệt hại có nghĩa vụ chứng minh bản thân đã áp dụng mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể giải quyết cũng như phải báo cho bên bị thiệt hại biết trước.

Với sự kiện khi phát sinh sự kiện bất khả kháng thì một bên hoặc các bên có quyền chấm dứt, hủy bỏ hơn đồng không? Thưa ông?

Trả lời:

Tại khoản 2 Điều 351 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định: “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật khi có sự kiện bất khả kháng thì bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ thì không phải chịu trách nhiệm dân sự. Các bên phải xem lại hợp đồng đã ký kết quy định như thế nào về hậu quả khi xảy ra sự kiện bất khả kháng? Bên bị ảnh hưởng có nghĩa vụ thông báo cho bên kia không? Các bên có quyền được gia hạn hợp đồng cho một khoảng thời gian quy định tại hợp đồng hay không? Tùy vào thỏa thuận của các bên trong Hợp đồng mà một hoặc các bên có quyền chấm dứt hợp đồng.

Ông có lời khuyên nào cho doanh nghiệp để giúp họ gánh chịu ít thiệt hại nhất có thể khi phát sinh sự kiện bất khả kháng?

Trả lời:

Trường hợp bất khả kháng đã được quy định rõ trong Bộ luật dân sự 2015 và trong trường hợp này Doanh nghiệp có thể đươc miễn trừ các trách nhiệm pháp lý tuy nhiên nó còn chưa thống nhất trong cách hiểu và quan điểm giải quyết của từng cá nhân, tổ chức. Vì vậy để giảm các rủi ro khi phát sinh sự kiện bất khả kháng thì:

Trước hết, khi ký kết các hợp đồng, doanh nghiệp nên cân nhắc thật kỹ về điều khoản bất khả kháng như là danh sách các sự kiện bất khả kháng có thể xảy ra, đồng thời đưa ra hướng giải quyết như gia hạn hợp đồng, miễn trừ các trách nhiệm pháp lý khi xảy ra các sự kiện trên để tránh các hiểu nhầm, không đồng nhất trong hướng giải quyết.

Trong trường hợp hợp đồng không quy định rõ về các điều khoản sự kiện bất khả kháng thì khi doanh nghiệp là bên có nghĩa vụ phải thực hiện, để tránh các vi phạm hợp đồng, doanh nghiệp cần gửi thông báo cho bên còn lại về sự kiện bất khả kháng do dịch Covid-19.

Trong thông báo cần ghi rõ: Thời điểm bắt đầu xác sự kiện bất khả kháng; ảnh hưởng của dịch Covid-19, các biện pháp đã hoặc sẽ thực hiện để hạn chế ảnh hưởng của dịch Covid-19; dự liệu các thiệt hại có thể phát sinh và đề nghị bên còn lại xem xét, đàm phán và thống nhất về các biện pháp xử lý tài chính, nghĩa vụ tồn đọng của bên đó trước sự kiện bất khả kháng. Các biên bản thỏa thuận, làm việc này cần được lập thành văn bản, phụ lục của Hợp đồng.