Đăng kí NHHH theo công ước Paris

0
501

Về nguyên tắc, việc đăng ký NH theo Công ước Paris được áp dụng trong trường hợp quốc gia, nơi mà chủ NH muốn NH của mình được bảo hộ là thành viên của Công ước Paris, nhưng không phải là thành viên của Thỏa ước Madrid.

– Công ước Paris được ký tại Paris năm 1883 (Việt Nam đã là thành viên của Công ước này). Những điều khoản chủ yếu của Công ước này tập trung vào các vấn đề chính sau:

+ Đối xử quốc gia: mỗi quốc gia thành viên của Công ước phải bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho công dân của các quốc gia thành viên khác như bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho chính công dân quốc gia mình;

+ Quyền ưu tiên: nếu người nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nộp đơn đầu tiên của mình ở một quốc gia thành viên của Công ước thì trong thời hạn nhất định sau ngày nộp đơn đầu tiên (đối với NH là 6 tháng) có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ ở bất kỳ quốc gia thành viên nào và những đơn nộp sau được xem như có ngày nộp đơn cùng với ngày nộp của đơn đầu tiên.

– Thủ tục nộp đơn sơ bộ theo Công ước Paris như sau: trước hết bạn phải nộp đơn đăng ký NH tại Cục Sở hữu trí tuệ. Trong vòng 6 tháng kể từ ngày đơn được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận hợp lệ, ông có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ NH của mình tại bất cứ quốc gia thành viên nào của Công ước (mà người nộp đơn muốn NH của mình được bảo hộ). Các đơn nộp sau sẽ được coi như nộp cùng ngày với ngày nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ.

– Bắt buộc phải tiến hành các thủ tục nộp đơn thông qua một tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp ở quốc gia mà chủ NHHH đăng ký NH, trừ trường hợp doanh nghiệp có cơ sở kinh doanh, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện đang hoạt động thực sự tại nước đó. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp này, lời khuyên là vẫn nên tham khảo tư vấn của các luật sư để tránh những rắc rối do sự thiếu hiểu biết về pháp luật của nước sở tại gây ra.

 Thuận lợi của việc tham gia công ước Paris.

– Nguyên tắc đối xử quốc gia cho phép DN Việt Nam nhận được nhiều lợi ích từ việc nhận được quyền bảo hộ từ các quốc gia là thành viên của công ước.

– Quyền ưu tiên cho phép DN Việt Nạm có thể nộp đơn ở bất cứ quốc gia nào sau thời hạn nhất định kể từ ngày nộp đơn đầu tiên, cho phép DN tiết kiệm thời gian, dành được cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh tại quốc gia là thành viên của công ước.

– Tuy nhiên, nguyên tắc của công ước quy định những nước đã là thành viên của thỏa ước sẽ không được áp dụng những nguyên tắc nêu trên của hiệp ước.

Như vậy có rất nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình DNVN mở rộng hoạt động kinh doanh của mình thông qua hình thức đăng kí bảo hộ nhãn hiệu.Mỗi văn bản quốc tế có ý nghĩa quan trọng đem lại rất nhiều lợi ích cho DN VN, tạo ra những khả năng, cơ hội mới cho các DN muốn phát triển hơn nữa thi trường của mình.Tuy nhiên, không có giải pháp nào tốt cho mọi trường hợp. Sự cạnh tranh, sự mâu thuẫn giữa hệ thống các văn bản quốc tế tạo ra những khó khăn cho DN Việt. Vì vậy, cần có sự cân nhắc kí lưỡng tham gia như thế nào ở mỗi văn bản để phù hợp với lợi ích, đặc điểm của doanh nghiệp là điều mà các cơ quan chức năng cần quan tâm.