Để xuất khẩu nông sản ra nước ngoài, cần đáp ứng điều kiện gì?

0
1846

1, Theo quy định của pháp luật Việt Nam, để xuất khẩu nông sản ra nước ngoài, doanh nghiệp, chủ trang trại, người sản xuất cần có điều kiện gì,thủ tục gì thưa ông?

Luật sư trả lời:

Về điều kiện để kinh doanh hàng nông sản, doanh nghiệp cần phải đáp ứng điều kiện chung về an toàn đối với thực phẩm quy định tại Điều 10 Luật An toàn thực phẩm 2010:

“1. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

2. Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:

a) Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

b) Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;

c) Quy định về bảo quản thực phẩm”.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần tuân theo các điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm tươi sống quy định tại Điều 11 Luật này:

“1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật này.

2. Bảo đảm truy xuất được nguồn gốc theo quy định tại Điều 54 của Luật này.

3. Có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y có thẩm quyền đối với thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật theo quy định của pháp luật về thú y.”

Luật An toàn thực phẩm 2010 cũng quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm với cơ sản xuất, kinh doanh thực phẩm như sau:

“Điều 19. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;

b) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

c) Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;

d) Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

đ) Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

e) Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.”

“Điều 24. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống

1. Cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, điều kiện về bảo đảm an toàn trong bảo quản, vận chuyển thực phẩm quy định tại các điều 18, 20 và 21 của Luật này;

b) Bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh”.

Về thủ tục xuất khẩu, Điều 4 Văn bản hợp nhất số 09/VBHN-BCT năm 2017 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng, hóa với nước ngoài, quy định như sau:

“1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ, ngành liên quan.

2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trước khi thông quan.

3. Hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và các hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này, chỉ phải làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu”.

2, Để xuất khẩu nông sản ra nước ngoài thì cần phải nắm được quy định gì, của nước đó?

Luật sư trả lời:

Để đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu được thực hiện một cách an toàn và thuận lợi đòi hỏi mỗi doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần:

Nghiên cứu thị trường tìm kiếm đối tác

Thị trường là một phạm trù khách quan gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hoá ở đâu có sản xuất và lưu thông và ở đó có thị trường. Thị trường nước ngoài gồm nhiều yếu tố phức tạp, khác biệt so với thị trường trong nước bởi vậy nắm vững các yếu tố thị trường hiểu biết các quy luật vận động của thị trường nước ngoài là rất cần thiết phải tiến hành hoạt động nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế. Nghiên cứu thị trường phải trả lời một số câu hỏi sau: xuất khẩu cái gì, ở thị trường nào, thương nhân giao dịch là ai, giao dịch theo phương thức nào, chiến lược kinh doanh cho từng giai đoạn để đạt được mục tiêu đề ra.

Nắm vững thị trường nước ngoài

Đối với các đơn vị kinh doanh xuất khẩu, nghiên cứu thị trường có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Trong nghiên cứu cần nắm vững một số nội dung:những điều kiện chính trị, thương mại chung, luật pháp và chính sách buôn bán, những điều kiện về tiền tệ và tín dụng, điều kiện vận tải và tình hình giá cước. Bên cạnh đó, đơn vị kinh doanh cũng cần phải nắm vững một số nội dung liên quan đến mặt hàng kinh doanh trên thị trường đó như dung lượng thị trường, tập quán và thị hiếu tiêu dùng của người dân, giá thành và dự biến động giá cả, mức độ cạnh tranh của mặt hàng đó.

Ngoài đảm bảo chất lượng, cần có hiểu biết về rào cản kỹ thuật

thực trạng một số mặt hàng nông sản Việt bị trả về, bị khiếu nại không hẳn là do nông sản Việt Nam yếu kém về chất lượng, mà còn có thể do ngành nông nghiệp, nông dân và các nhà xuất khẩu Việt Nam không nắm vững hệ thống rào cản kỹ thuật của các thị trường nhập khẩu để có thể thương thuyết, chọn lựa được cách thức canh tác, chủng loại – liều lượng phân thuốc, kỹ thuật bảo quản và chế biến phù hợp.

Và MRLs là một trong những rào cản kỹ thuật lớn nhất trong số đó. Có thể hiểu nôm na MRLs là hệ thống tiêu chuẩn quy định nồng độ dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật (mg/kg) có khả năng xuất hiện trong thực phẩm và thức ăn động vật sau khi sử dụng thuốc trừ sâu theo Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP). Dựa trên đặc thù riêng mà mỗi quốc gia lại xây dựng hệ thống MRLs với những quy định chi tiết về nồng độ các hoạt chất khác nhau.

3- Để xuất khẩu vào những thị trường tiềm năng như Mỹ, EU, Nhật Bản… ngoài nỗ lực xúc tiến thương mại, doanh nghiệp và nhà vườn phải nắm bắt các quy định, tiêu chuẩn xuất khẩu…của nước đó thế nào?

Luật sư trả lời:

Việc đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, kiểm soát theo chuỗi và đáp ứng mọi nguyên tắc xuất khẩu là điều kiện để nông sản Việt vươn ra thị trường thế giới.

Mỹ, EU, Nhật Bản, … là những thị trường xuất khẩu chính, tiềm năng của Việt Nam với nhiều mặt hàng quan trọng như gạo, thủy hải sản, cà phê, hồ tiêu, trái cây… Tuy nhiên, để đặt chân vào thị trường này, sản phẩm cần trải qua một loạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và những quy định khắt khe từ đối tác.

Ví dụ: tại Mỹ, theo luật hiện đại hóa an toàn vệ sinh thực phẩm của Mỹ, cứ 2 năm một lần, các đơn vị xuất khẩu thực phẩm của Việt Nam sang Mỹ phải đăng ký lại cơ sở sản xuất và người đại diện tại Mỹ với cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) để được cấp mã số mới. Theo thống kê gần đây của FDA, Việt Nam có 1.485 cơ sở sản xuất được FDA cho phép kinh doanh hợp lệ nhưng con số này hiện chỉ còn 806. 679 cơ sở sản xuất bị hủy mã số kinh doanh do không tiến hành đăng ký lại hoặc không đúng thủ tục.

Năm 2017, FDA đã điều chỉnh lại luật hiện đại hóa an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo đó, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải có một đối tác nhập khẩu hoặc đại diện nhận hàng phía Mỹ xác nhận lại đăng ký của cơ sở sản xuất. Như vậy, đại diện này sẽ có trách nhiệm xác minh thực phẩm nhập khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn hiện hành của Mỹ. Quy định này được bắt đầu từ ngày 30/5.

Tại EU, các tiêu chí về an toàn thực phẩm và giám sát chuỗi sản xuất từ khâu nguyên liệu đầu vào với sự tham gia của cả khối công và khối tư nhân được cả nhà sản xuất và nhà nhập khẩu tại EU sử dụng như “giấy thông hành” để vào từng thị trường thành viên trong nhiều năm qua. Do đó, để bắt kịp và hội nhập với thế giới, nhà sản xuất Việt Nam cần tuân thủ các quy trình sản xuất, thực hành nông nghiệp sạch từ đầu đến tận cuối chuỗi, khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

>> Xem thêm : Top 10 luật sư tranh tụng tại hồ chí minh