Khi khách hàng có nhu cầu được cung cấp dịch vụ pháp lý đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam, S&B Law xin được tư vấn sơ bộ thủ tục đăng ký cũng như chi phí cho công việc này, như sau:
1. Công việc thực hiện:
Trong trường hợp S&B Law được Khách hàng ủy quyền là đại diện sở hữu trí tuệ của Anh tại Cục Sở hữu trí tuệ (“Cục SHTT”), công việc của chúng tôi sẽ bao gồm:
– Tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
– Chuẩn bị Đơn, ký đơn (với tư cách là đại diện được uỷ quyền của Khách hàng) và đi nộp Đơn tại Cục SHTT;
– Thông báo về việc nộp đơn với Khách hàng ngay sau khi nộp đơn;
– Nhận tất cả các Thông báo từ Cục SHTT liên quan đến đơn và thông báo đến Khách hàng;
– Xử lý tất cả các thiếu sót liên quan đến Đơn (nếu có yêu cầu từ Cục SHTT);
– Tư vấn các giải pháp để vượt qua từ chối của Cục SHTT (nếu Đơn bị từ chối bảo hộ);
– Theo dõi tiến trình của Đơn và thường xuyên cập nhật tình trạng cho Khách hàng cho đến khi có kết luận cuối cùng của Cục SHTT về việc bảo hộ nhãn hiệu;
– Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu sau khi cấp bằng (nếu có Giấy chứng nhận).
Bộ phần sở hữu trí tuệ của S&B Law
2. Chi phí thực hiện công việc:
Theo qui định, Đơn nhãn hiệu phải đăng ký kèm theo danh mục sản phẩm/dịch vụ được phân nhóm theo Bảng phân loại Nice phiên bản 10.
Phí đăng ký nhãn hiệu sẽ được tính dựa trên số nhóm và số sản phẩm trong mỗi nhóm được chỉ định trong Đơn.
Theo đó, chúng tôi xin được báo giá chi phí đăng ký cho 01 nhãn hiệu cho 01 nhóm sản phẩm/dịch vụ sẽ được tính cụ thể như sau:
Ghi chú:
Khoản phí nêu trên đã bao gồm lệ phí nhà nước và phí dịch vụ, không bao gồm (1) 5% VAT, (2) các loại phí phát sinh nếu đơn bị từ chối (do trùng/tương tự với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký trước…..), cần phải phúc đáp/khiếu nại lên Cục Sở hữu Trí tuệ và (3) phí thúc đẩy xét nghiệm nhanh (nếu có). Khoản phí phát sinh này sẽ được thoả thuận theo từng trường hợp cụ thể trước khi tiến hành công việc.
3. Thủ tục và thời gian đăng ký nhãn hiệu
Theo quy định của pháp luật, thời gian đăng ký một nhãn hiệu kể từ khi nộp đơn đến khi được cấp văn bằng bảo hộ là 13-15 tháng.
Tuy nhiên, trên thực tế thời hạn này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tuỳ thuộc vào số lượng đơn nộp vào Cục tại thời điểm xét nghiệm.
Theo qui định, qui trình thẩm định đơn nhãn hiệu trải qua các giai đoạn sau
(i) Thẩm định hình thức (1-2 tháng),
(ii) Công bố Đơn trên Công báo (2 tháng);
(iii) Thẩm định nội dung (9-12 tháng); và
(iv) Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng).
Trước tiên, đơn sẽ được thẩm định về hình thức xem có đáp ứng các yêu cầu về mặt hình thức không, ví dụ như Người Nộp Đơn đã nộp đủ các tài liệu cần thiết chưa, phân nhóm các sản phẩm/dịch vụ có chính xác không …
Kết quả của thẩm định hình thức sẽ có trong vòng 1 đến 2 tháng kể từ khi nộp đơn và Cục SHTT sẽ ra Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ và gửi cho Người Nộp Đơn.
Sau khi có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, trong 2 tháng kể từ ngày có Quyết định chấp nhận Đơn hợp lệ, Đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp và được chuyển sang giai đoạn thẩm định nội dung.
Mục đích của giai đoạn này là xem xét xem nhãn hiệu xin đăng ký có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định của pháp luật không
i. Nếu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, Cục SHTT sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho Người Nộp Đơn;
ii. Nếu nhãn hiệu không đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, thì Cục SHTT sẽ ra Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung (từ chối) và Người Nộp Đơn có 02 tháng để trả lời Thông báo này.
Nếu Đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra Thông báo cấp bằng và Người nộp đơn có nghĩa vụ phải nộp lệ phí cấp bằng trong thời hạn là 1 tháng kể từ ngày thông báo. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp cho người nộp đơn trong vòng 1-2 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp bằng.
Các tài liệu cần thiết để nộp đơn
Để nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Khách hàng chỉ cần cung cấp cho chúng tôi các thông tin/tài liệu sau đây:
1.Tên và địa chỉ của chủ sở hữu nhãn hiệu (nếu đăng ký dưới tên Công ty thì tên/địa chỉ của Công ty phải trùng khớp với Giấy đăng ký kinh doanh)
2. Giấy ủy quyền (sẽ cung cấp mẫu sau), có ký tên Người đại diện và đóng dấu Công ty (Trong trường hợp đăng ký nhãn hiệu cho Công ty);
3. Mẫu nhãn hiệu xin đăng ký (bản mềm) (nếu là nhãn hiệu màu sắc hoặc chứa logo)
4. Danh mục sản phẩm cụ thể xin đăng ký bảo hộ theo nhãn hiệu
Nếu cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp. Mong sớm nhận hồi âm của Anh về vấn đề trên.
[1] Phí tra cứu là không bắt buộc và chỉ mang tính tham khảo, không phải là kết luận cuối cùng của Cục SHTT