Cơ cở pháp lý của dịch vụ tư vấn quản lý tài chính cá nhân ở Việt Nam.

0
550

Nhận lời mời của Trường đại học kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội, vào ngày 17/01/2015, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW đã có bài tham luận về Cơ cở pháp lý của dịch vụ tư vấn quản lý tài chính cá nhân ở Việt Nam, chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung bài phát biểu:

Tư vấn quản lý cá nhân- Cơ sở pháp lý và kinh nghiệm quốc tế

I. Cơ sở pháp lý về dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân tại Việt Nam?

1. Cơ sở pháp lý cho dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân tại Việt Nam:

– Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào của nhà nước quy định cụ thể và trực tiếp về vấn đề này.

– Một số văn bản luật liên quan khác có quy định gián tiếp về dịch vụ này:

+ Luật các tổ chưc tín dụng 2010

+ Luật Ngân hàng nhà nước 2010

+ Bộ luật dân sự 2005

Do vậy, tuy chưa có quy định cụ thể về dịch vụ này nhưng có những quy định pháp luật liên quan điều chỉnh.

Nói về dịch vụ tư vấn tài chính, chúng ta cần nghiên cứu về các chủ thể tham gia trực tiếp vào dịch vụ này.Đó là Chủ thể cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý tài chính cá nhân, Chủ thể tham gia và hưởng lợi trực tiếp từ dịch vụ tư vấn quản lý tài chính cá nhân.

2. Các chủ thể tham gia vào dịch vụ

a. Các chủ thể cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý tài chính cá nhân:

– Các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Họ là những tổ chức đã có kinh nghiệm phát triển dịch vụ này ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Úc…ta có thể kể tới các ngân hàng như ANZ ( Úc), Standard Chartered (Anh), Far East National Bank (Mỹ)…. Vì vậy việc áp dụng tại Việt Nam là điều khả thi.

Theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, ngân hàng có chức năng thực hiện rất nhiều hoạt động trong đó tại Khoản 1 Điều 107 có hoạt động :“1. Dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính; các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn.”

Như vậy Ngân hàng là tổ chức có quyền thực hiện dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân. Phải kể tới chương trình Money minded của Ngân hàng AZN lần đầu tiên giới thiệu tới các sinh viên đại học FPT tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội vào năm 2012. Sau khi kết thúc chương trình, tổ chức này đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ phía sinh viên và đã giúp được nhiều người thoát khỏi tình trạng chi quá thu.

– Các công ty tài chính cũng là một trong những tổ chức được cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý tài chính cá nhân. Tại Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 tại Khoản 7 Điều 111 có quy định công ty tài chínhđược quyền thực hiện hoạt động : “7. Cung ứng dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, đầu tư.” Các công ty tài chính nổi tiếng có thể kể tới Công ty TNHH Một Thành Viên Tài Chính Prudential Việt Nam, Công ty TNHH Tư vấn tài chính và kế toán FAC, Tập đoàn Tài chính-Bảo hiểm Bảo Việt…

– Công ty cho thuê tài chính cũng là một trong những tổ chức có quyền cung cấp dịch vụ quản lý tài chính cá nhân, tuy nhiên cá nhân ở đây phải là bên thuê tài chính của tổ chức này. Tại Khoản 6 Điều 116 Luật các tổ chức tín dụng có quy định công ty cho thuê tài chính có quyền :“Cung ứng dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, đầu tư cho bên thuê tài chính”

– Hợp tác xã có quyền cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý tài chính cá nhân.Tuy nhiên việc chỉ được cung cấp tới thành viên trong hợp tác xã. Tại Điểm h Khoản 3 Điều 118 quy định Hợp tác xã có quyền cung cấp :“h) Cung ứng dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính cho
các thành viên.”

Tuy nhiên trong các tổ chức nêu trên, người trực tiếp cung cấp dịch vụ sẽ là nhân viên hoặc đại diện của tổ chức đó tư vấn cho khách hàng của mình.Vậy, chuyên viên tư vấn tài chính cần có những điều kiện để được cung cấp dịch vụ này cho khách hàng theo quy định pháp luật?

– Chứng chỉ hành nghề: Hiện nay pháp luật chưa có quy định về bằng cấp đối với nhân viên tư vấn tài chính cá nhân. Khi nhân viên làm việc trong tổ chức nào thì sẽ tuân theo những điều kiện chung đặt ra của tổ chức đó. Ví dụ: Chuyên viên tư vấn trong ngân hàng thì sẽ phải có Bằng cấp từ các trường cao đẳng, đại học, học viện liên quan đào tạo ( Học viện ngân hàng, khoa tài chính ngân hàng của các trường cao đẳng, đại học) kèm theo kinh nghiệm liên quan.

– Đào tạo ở đâu:

+ Đào tạo lý thuyết và thực hành tổng quan: Tại các trường đại học, học viện và cao đẳng tại Việt Nam. Một số cơ sở đào tạo nội tiếng về tài chính và ngân hàng: Học viện Ngân hàng Hà Nội và Hồ Chí Minh, khoa Tài chính- Ngân hàng tại Đại học kinh tế- ĐHQGHN, Khoa tài chính ngân hàng tại Đại học ngoại thương…. Các cơ sở đào tạo này có chức năng và nhiệm vụ đào tạo chuyên môn về lĩnh vực tài chính và ngân hàng.

+ Đào tạo thực hành: Thông thường các sinh viên sau khi ra trường vào làm việc thực tế tại các ngân hàng, ngân hàng sẽ cử họ đi học thực hành tại nhiều cơ sở khác nhau và được đào tạo làm việc theo chương trình riêng tùy theo từng ngân hàng. Mỗi mảng dịch vụ mà nhân viên phụ trách sẽ có chương trình đào tạo khác nhau nhằm nâng cao trình độ và tìm hiểu chuyên sâu về dịch vụ đó.

– Các yêu cầu đối với một chuyên viên tư vấn về bằng cấp cũng như kinh nghiệm và điều kiện cụ thể để có thể tư vấn về dịch vụ tư vấn quản lý tài chính cá nhân không có quy định cụ thể trong luật. Những điều kiện này sẽ do nhà tuyển dụng (Ngân hàng, Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính..) đưa ra phù hợp với tình hình hoạt động và nhu cầu của mình.

b. Cá nhân tham gia vào dịch vụ

Cá nhân tham gia vào dịch vụ tư vấn quản lý tài chính cá nhân là bất kỳ người nào có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2005.

Khi tham gia dịch vụ này từ các tổ chức cung ứng khách hàng cá nhân có thể học đựợc những kiến thức rất bổ ích và trực tiếp ứng dụng vào đời sống của mình. Dịch vụ tư vấn quản lý tài chính cá nhân cung cấp cho khách hàng cách thức quản lý tài chính trong chính ngôi nhà của mình.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà

Luật sư Nguyễn Thanh Hà đang thuyết trình trong hội thảo

II. Kinh nghiệm quốc tế khi cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý tài chính cá nhân?

1. Mỹ:

Mỹ là một trong những quốc gia rất phát triển về dịch vụ tư vấn quản lý tài chính cá nhân.Trong đó, các nhà tư vấn quản lý tài chính cá nhân có thể là một cá nhân hành nghề hay một tổ chức hành nghề dưới sự quản lý của một tổ chức tư nhân mà không phải của nhà nước. Đối tượng tham gia dịch vụ này tại Mỹ cũng rất đa dạng từ những người rất giàu tới những người nghèo, người có tài chính phụ thuộc… họ cũng đu quan tâm tới việc quản lý tiền tệ của mình để có một cuộc sống tốt hơn

Các bên tham gia vào dịch vụ có thể là:

a. Công ty điều chỉnh hoạt động tài chính (Ví dụ FINRA)

FINRA là một công ty tư nhân hoạt động như một tổ chức tự điều chỉnh (SRO). là một đơn vị quản lý độc lập lớn nhất đối với tất cả các công ty chứng khoán hoạt động kinh doanh tại Mỹ. Mục tiêu của FINRA là bảo vệ các nhà đầu tư và đảm bảo cho thị trường chứng khoán của Mỹ hoạt động công bằng và trung thực.

FINRA điều chỉnh về kinh doanh chứng khoán, trái phiếu công ty, trái phiếu tương lai và các quyền chọn. Tất cả các tổ chức mong muốn hoạt động trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán mà không được điều chỉnh bởi các SRO khác thì sẽ được yêu cầu trở thành thành viên của FINRA.

b. Chủ thể cung cấp dịch vụ quản lý tài chính cá nhân Chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính cá nhân có thể là cá nhân hoặc tổ chức hành nghề.

Tuy nhiên, tại Mỹ để kiểm tra và đánh giá các chuyên gia về dịch vụ này, người ta có thể vào các công ty như FINRA để tham khảo. Mỗi nhà kế hoạch tài chính sẽ được cấp một giấy phép CFP (Nhà kế hoạch tài chính đã được cấp phép). Giấy phép này cùng với kinh nghiệm đã có của chuyên gia sẽ là đánh giá khả năng của họ.

c. Cá nhân tham gia vào dịch vụ quản lý tài chính cá nhân

Cá nhân tham gia vào dịch vụ này rất đa dạng như đã nói ở trên, từ những người có tài chính vững chắc tới người phụ thuộc, tất cả họ đều rất quan tâm tới vấn đề quản lý tài chính cá nhân của bản thân. Ở Mỹ, dịch vụ tư vấn quản lý tài chính cá nhân là một hoạt động không thể thiếu giống như dịch vụ luật và tư vấn luật vậy.

2. Australia

Australia là một trong những quốc gia khá phát triển về dịch vụ quản lý tài chính cá nhân. Chủ thể và khách thể trong dịch vụ này cũng giống như nhiều quốc gia khác bao gồm nhà cung ứng dịch vụ quản lý tài chính cá nhân và người tham gia dịch vụ, ngoài ra còn có một bên khác là Australian Securities & Investments Commission (ASIC) Ủy ban đầu tư và chứng khoán của Úc.

a. Ủy ban đầu tư và chứng khoán Úc (AISC)

AISC là Ủy ban đầu tư và chứng khoán Úc là một cơ quan độc lập của Chính phủ Úc có chức năng quản lý các doanh nghiệp của Úc. Vai trò của ASIC là để thi hành và điều tiết công ty và các dịch vụ tài chính pháp luật để bảo vệ người tiêu dùng Úc, các nhà đầu tư và các chủ nợ.

ASIC có chức năng quản lý một phần hoặc tất cả các hoạt động pháp luật sau đây:

Quản trị doanh nghiệp

 Dịch vụ tài chính

 Chứng khoán

 Bảo hiểm

 Bảo vệ người tiêu dùng

Tài chính

Trong dịch vụ tư vấn quản lý tài chính cá nhân AISC là cơ quan cấp giấy phép cho các tổ chức hoạt động trong dịch vụ này. Và cùng với Chính Phủ AISC là cơ quan quản lý các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tư vấn tài chính và các lĩnh vực khác.

b. Nhà cung ứng dịch vụ

Tại Australia nhà cung ứng dịch vụ bao gồm cả tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, nếu là tổ chức có cung cấp các dịch vụ liên quan tới tài chính và ví dụ là dịch vụ quản lý tài chính cá nhân thì cần có đựợc giấy phép do ASIC cấp. Tuy nhiên với các chuyên gia tư vấn là cá nhân thì không cần thiết phải xin bất kỳ giấy phép nào.

c. Bên nhận dịch vụ

Cũng giống Việt Nam đối tượng mà dịch vụ hướng đến là những cá nhân tiêu dung, học sinh, sinh viên. Những người đang chìm trong nợ nần do không quản lý được chi tiêu của bản thân.

Dịch vụ sẽ mang lại cho cá nhân tham gia có cái nhìn rõ hơn về tình hình tài chính hiện tại của mình đồng thời đưa ra nhưng giải pháp khắc phục.

3. Malaysia

Hiện tại quốc gia Malaysia đang có bước chuyển hóa và phát triển rõ rệt mảng tài chính ngân hàng đặc biệt là các dịch vụ tư vấn. Dịch vụ tư vấn quản lý tài chính cá nhân đã phần nào phát triển ở quốc gia này nhưng chưa có sự linh họat và mở rộng. Các chủ thể cung ứng ở quốc gia này bắt buộc phải là tổ chức và đạt đựợc những điều kiện nhất định cùng với đó là Cơ quan nhà nước cung cấp giấy phép và điều hành những tổ chức này.

a. Cơ quan trực tiếp quản lý vấn đề tài chính và các họat động liên quan tới tài chính tại Malaysia là Ủy ban chứng khoán Malaysia. Ủy ban này chính là nơi đã giới thiệu luật Công nghiệp chứng khoán sửa đổi năm 2003, và luật này quy định những vấn đề liên quan tới kế hoạch tài chính và việc sử dụng chức danh hoặc chức danh liên quan tới “Nhà tổ chức tài chính” hoặc thực hiện các hoạt động liên quan tới tài chính.

b. Chủ thể cung ứng dịch vụ tư vấn quản lý tài chính cá nhân

Theo quy định tại Luật Bảo hiểm Malaysia năm 2005, chủ thể cung dịch vụ nêu trên chỉ có thể là tổ chức, các tổ chức này múôn hoạt động trong lĩnh vực tư vấn quản lý tài chính cần có giấy phép đựợc ngân hàng Nagera cấp.