Trong bài viết Việt Nam có đòi được nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột? của tác giả Hồng Kỹ đăng trên Dân Trí điện tử có trích dẫn ý kiến của luật sư Phạm Duy Khương, Giám đốc SHTT của SBLAW, chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung bài viết:
Dân trí Một Công ty ở Quảng Đông (Trung Quốc) đã được bảo hộ độc quyền 2 nhãn hiệu “Buon Ma Thuot Coffee, 1896 và hình” và “Buon Ma Thuot và 3 chữ Trung Quốc” trên lãnh thổ nước này trong vòng 10 năm.
Chỉ dẫn địa lý Việt Nam được bảo hộ tại… Trung Quốc
Theo kết quả kiểm tra từ đối tác Trung Quốc của Công ty TNHH Tư vấn SPVN (Hà Nội), hai nhãn hiệu cà phê có chỉ dẫn địa lý Việt Nam này được cơ quan thẩm quyền Trung Quốc bảo hộ độc quyền cho một công ty có tên Công ty TNHH Buôn Ma Thuột Quảng Đông (Công ty BMT Quảng Đông).
Tại Việt Nam, chỉ dẫn địa lý “Cà phê Buôn Ma Thuột” đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý. Giấy chứng nhận (GCN) này có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp. Theo quy định, trên cơ sở GCN này, chủ sở hữu – UBND tỉnh Đắk Lắk – có quyền ngăn chặn các hành vi sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý này tại lãnh thổ Việt Nam đồng thời có thể ngăn chặn hành vi nhập khẩu hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý này.
Theo ông Nguyễn Phước Đại – Phó Giám đốc SPVN, điều này cũng có nghĩa Công ty BMT Quảng Đông có những quyền tương tự trên lãnh thổ Trung Quốc. Điều đáng nói, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cà phê hàng đầu của Việt Nam.
“Việc này nhiều khả năng sẽ khiến người tiêu dùng tại Trung Quốc và trên thế giới cho rằng sản phẩm mà công ty này cung cấp và mang nhãn hiệu trên bao bì là có nguồn gốc từ cà phê Buôn Ma Thuột của ViệtNam. Khả năng nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa như vậy chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột vốn đã được biết đến rộng rãi từ lâu”, ông Đại cho biết.
Cũng theo ông Đại, tác hại sẽ còn sâu rộng hơn nữa nếu Công ty này quyết định tiến hành đăng ký các nhãn hiệu trên tại nhiều nước khác, đặc biệt là các thị trường tiềm năng của Cà phê Việt Nam.
Đòi dễ hay khó?