Hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn theo Luật Cạnh tranh 2004

0
800
  1. Khái niệm chỉ dẫn gây nhầm lẫn

Theo Điều 40 Luật Cạnh tranh 2004, chỉ dẫn gây nhầm lẫn có thể được hiểu là chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lí và các yếu tố khác làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh.

Luật Cạnh tranh quy định cấm hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn. Xuất phát từ bản chất của đối tượng này, chỉ dẫn thương mại cần được định nghĩa là tổng thể các dấu hiệu, đặc điểm gắn liền với hàng hóa, dịch vụ hay hoạt động của doanh nghiệp nhất định, trải qua quá trình doanh nghiệp sử dụng, đầu tư, quảng bá lâu dài nên quan thuộc vói khách hàng, trở thành những yếu tố chỉ dẫn để khách hàng nhận biết về một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định vay về nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ đó. Những dấu hiệu này có thể là tên gọi, hình ảnh, biểu tượng, thiết kế, … gắn với hàng hóa, dịch vụ và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, bao gồm cả một số đối tượng chỉ dẫn thương mại đã được quy định cụ thể và bảo hộ bằng pháp luật sở hữu trí tuệ thông qua cơ chế xác lập quyền, được coi là đầy đủ và hiệu quả hơn, nên không còn thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh không lành mạnh nữa.

Để cân bằng giữa quyền tự do cạnh tranh và yêu cầu bảo vệ thành quả kinh doanh của thương nhân trung thực, người ta chuyển trọng tâm đánh giá vào tiêu chí bảo vệ người tiêu dùng. Trong thực tiễn thương mại, nhãn hiệu và các chỉ dẫn thương mại giúp người mua nhận diện nhà cung cấp, nguồn gốc của một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định mà họ tin tưởng về chất lượng, qua đó giúp người mua tiết kiệm được thời gian, công sức lựa chọn, đánh giá giữa nhiều loại sản phẩm cạnh tranh. Khi khai thác tốt nhãn hiệu và chỉ dẫn thương mại, quyền lợi của người tiêu dùng được đảm bảo, hiệu quả kinh tế chung của thị trường qua đó được nâng cao. Vì vậy, pháp luật sẽ ngăn cấm những trường hỡp sao chép, bắt chước gây nhầm lẫn cho khách hàng về nguồn gốc sản phẩm, khiến họ sai lệch ý chí khi lựa chọn vào quyết định mua sản phẩm. Những nhầm lẫn có thể thể hiện dưới nhiều góc độ khác nhau:

– Nhầm lẫn rằng hai sản phẩm giống nhau do cùng từ một nhà cung cấp;

– Nhầm lẫn rằng hai sản phẩm giống nhau thể hiện hai nhà cung cấp có quan hệ, liên kết với nhau;

– Nhầm lẫn rằng hai sản phẩm giống nhau sẽ có công dụng, tính năng, chất lượng như nhau.

  1. Biểu hiện của hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn

Theo quy định tại Điều 40 Luật Cạnh tranh, hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn bao gồm hai hành vi vi phạm cụ thểhành vi sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn là việc doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn đại lí, … làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh; hành vi kinh doanh các sản phẩm có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn.

Với hai hành vi này, doanh nghiệp vi phạm đã làm cho khách hàng nhầm lẫn sản phẩm của họ với những sản phẩm của doanh nghiệp khác bằng cách sử dụng các chỉ dẫn chứa đựng các thông tin làm sai lệch nhận thức của khách hàng, làm cho họ không phân biệt được sản phẩm của doanh nghiệp vi phạm với sản phẩm bị nhầm lẫn.