Có vi phạm Luật Cạnh tranh khi bán giá thấp hơn thị trường?

0
1060

Câu hỏi:

Do chi phí sản xuất ở Việt Nam tăng cao, công ty thép X đã đặt một công ty Hong Kong gia công sản xuất sắt xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam và dán nhãn hiệu thép của của công ty X. Nhờ đó công ty thép X bán sắt xây dựng ở Việt Nam với giá thấp hơn thị trường.

Theo công ty X, các công ty sản xuất thép khác là Y và Z cũng đặt Hong Kong gia công và cùng với X tạo ra cuộc chạy đua giảm giá sắt xây dựng rất được lòng khách hàng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất thép còn lại, chiếm khoảng 78% thị trường sắt- xây dựng một mặt cáo buộc các công ty X, Y, Z vi phạm luật cạnh tranh, mặt khác cùng đồng ý thực hiện một giá bán tối thiểu chung (giá sàn). Theo yêu cầu của các doanh nghiệp này, hiệp hội các nhà sản xuất thép Việt Nam cũng làm đơn kiến nghị chính phủ ra qui định thực hiện giá sàn về sắt xây dựng. Cho mình hỏi:

– Công ty X có vị phạm luật cạnh tranh không?

– Các doanh nghiệp còn lại có vi phạm luật cạnh tranh không?

– Công ty X có phải thực hiện giá sàn không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.

Liên quan đến thắc mắc của bạn, tôi xin tư vấn như sau:

  1. Công ty X có vi phạm luật cạnh tranh không?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 11 Luật Cạnh tranh 2004 thì công ty X không phải doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường:

“1. Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.

  1. Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;

b) Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan;

c) Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan.”

Hơn nữa, công ty X cùng với công ty Y, Z có tổng thị phần trên thị trường chiếm 22% cũng chưa thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Do công ty X sản xuất thép với chi phí thấp nên giá bán thấp hơn trên thị trường là đương nhiên.

  1. Các doanh nghiệp còn lại có vi phạm luật cạnh tranh không?

Theo Khoản 1 Điều 8Khoản 2 Điều 9 Luật Canh tranh 2004 quy định:

“Điều 8. Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh

Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm:

  1. Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; …”.

“Điều 9. Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

  1. Cấm các thoả thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 8 của Luật này khi các bên tham gia thoả thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên”.

Tại Điều 14 Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hay gián tiếp như sau:

“Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hay gián tiếp là việc thống nhất cùng hành động dưới một trong các hình thức sau đây:

  1. Áp dụng thống nhất mức giá với một số hoặc tất cả khách hàng.
  2. Tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thể.
  3. Áp dụng công thức tính giá chung.
  4. Duy trì tỷ lệ cố định về giá của sản phẩm liên quan.
  5. Không chiết khấu giá hoặc áp dụng mức chiết khấu giá thống nhất.
  6. Dành hạn mức tín dụng cho khách hàng.
  7. Không giảm giá nếu không thông báo cho các thành viên khác của thoả thuận.
  8. Sử dụng mức giá thống nhất tại thời điểm các cuộc đàm phán về giá bắt đầu”.

Như vậy, các doanh nghiệp sản xuất thép còn lại chiếm khoảng 78% thị trường sắt- xây dựng đã phối hợp thỏa thuận cùng đồng ý về việc thực hiện một giá bán tối thiểu chung, và còn yêu cầu hiệp hội các nhà sản xuất thép Việt Nam làm đơn kiến nghị chính phủ ra qui định thực hiện giá sàn về sắt xây dựng là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nên vi phạm luật cạnh tranh.

  1. Công ty X có phải thực hiện giá sàn không?

Do thỏa thuận của các doanh nghiệp sản xuất thép còn lại là thỏa thuận vi phạm luật cạnh tranh cho nên công ty X không phải thực hiện giá sàn.