Khác biệt giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống

0
655

Câu hỏi: Trong thời đại COVID-19, việc gặp gỡ các đối tác và ký kết hợp đồng trực tiếp ngày càng trở nên khó khăn hơn nên công ty tôi đang có xu hướng chuyển sang ký kết hợp đồng điện tử. Cho tôi hỏi là hợp đồng điện tử so với hợp đồng truyền thống có khác nhau hay không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB Law cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Đầu tiên cần làm rõ khái niệm hợp đồng điện tử. Theo quy định tại Điều 33 Luật Giao dịch điện tử 2005 (LGDĐT 2005) thì hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này, cụ thể là loại hợp đồng mà các bên thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi hay là chấm dứt quyền nghĩa vụ được gửi đi, nhận lại và được lưu trữ trên các phương tiện điện tử như công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, quang học và các phương tiện điện tử khác. Bên cạnh đó, giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử cũng được thừa nhận tại Điều 34 LGDĐT 2005: “Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu” cho nên so với hợp đồng truyền thống thì cũng không hề “kém cạnh”.

Mặc dù cũng là một hình thức thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên và cũng chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2015 nhưng hợp đồng điện tử vẫn có một số điểm khác so với hợp đồng truyền thống thông thường.

STT Tiêu chí Hợp đồng điện tử Hợp đồng truyền thống
1 Căn cứ pháp lý Luật Giao dịch điện tử 2005, Bộ luật Dân sự 2005. Bộ luật Dân sự 2015
2 Phương thức giao dịch – Giao dịch bằng phương tiện điện tử hay còn được gọi là giao dịch bằng văn bản

– Được ký bằng chữ ký điện tử

Thông thường, hợp đồng truyền thống có các phương thức sau:

– Bằng văn bản

– Bằng lời nói

– Bằng hành động

– Các hình thức khác do hai bên thỏa thuận

3 Nội dung Ngoài các nội dung như Hợp đồng truyền thống, các bên giao kết hợp đồng điện tử có thể thoả thuận về:

– Yêu cầu kỹ thuật

– Chứng thực chữ ký điện tử

– Các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật

Căn cứ tại Điều 398 Bộ luật Dân sự năm 2015:

– Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng

Nội dung của hợp đồng có thể có các nội dung sau:

– Các bên chủ thể tham gia ký kết hợp đồng;

– Đối tượng của hợp đồng;

– Số lượng, chất lượng;

– Giá, phương thức thanh toán;

– Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

– Quyền, nghĩa vụ của các bên;

-Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

– Phương thức giải quyết tranh chấp

Nhìn chung, dựa vào các tiêu chí trên, có thể nhận thấy không có quá nhiều sự khác biệt giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống về nội dung, điểm khác lớn nhất nằm ở cách thức các bên thực hiện giao kết hợp đồng, đối với hợp đồng truyền thống thì hai bên sẽ cần gặp trực tiếp để tiến hành giao kết, trong khi đó hợp đồng điện tử thì chỉ cần sử dụng chữ ký điện tử.