Như đã nêu ở trên, quyền tác giả hay tác quyền (tiếng anh: copyright) là độc quyền của một tác giả cho tác phẩm của người này. Quyền tác giả để bảo vệ các giá trị tinh thần có tính chất văn hóa (cũng còn được gọi là tác phẩm) ví dụ như các bài viết khoa học hay văn học, sáng tác nhạc, ghi âm, tranh vẽ, hình chụp, phim và các chương trình truyền thanh.
Quyền này bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của các tác giả trong mối liên quan với tác phẩm này. Quyền tác giả không cần phải đăng ký và thuộc về tác giả khi một tác phẩm được lưu giữ lại ít nhất là một lần trên một phương tiện lưu trữ. Quyền tác giả thông thường chỉ được công nhận khi sáng tạo này mới, có một phần công lao của tác giả và có thể chỉ ra được là có tính chất duy nhất. Tác phẩm dù có đăng ký hay không thì đều được hưởng sự bảo hộ như nhau từ phía nhà nước. Tuy nhiên việc đăng ký quyền tác giả lại cần thiết và rất có ý nghĩa trong việc chứng minh quyền tác giả khi có tranh chấp xảy ra. Quyền tác giả được bảo hộ dưới dạng độc quyền nhằm khuyến khích năng lực sáng tạo của các chủ thể, thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, kinh tế, xã hội, khoa học-công nghệ.
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo hoặc sở hữu bao gồm các quyền sau đây:
a. Quyền nhân thân
-Đặt tên cho tác phẩm
-Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.
-Công bố tác phẩm hoặc cho người khác công bố tác phẩm.
-Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
b.Quyền tài sản
-Làm tác phẩm phái sinh
-Biểu diễn tác phẩm trước công chúng
-Sao chép tác phẩm
-Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao của tác phẩm
-Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác.
-Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Tác phẩm được bảo hộ theo cơ chế quyền tác giả là các tác phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật.
Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản trong đó quyền tài sản có thể chuyển giao, quyền nhân thân trừ quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm thì không thể chuyển giao
Trong Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (đã sửa đổi bổ sung năm 2009). Trong luật này quy định rất cụ thể về quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu, quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu. Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả.