Trang chủ Luật sư Luật sư tư vấn Kiểm soát thuốc lá thế hệ mới: Không chỉ có Luật Phòng,...

Kiểm soát thuốc lá thế hệ mới: Không chỉ có Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá

0
451

Dù có tên gọi là “thuốc lá” nhưng các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới (TLTHM) bao gồm thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá làm nóng (TLLN) lại nằm ngoài tầm kiểm soát của pháp luật. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ sớm đưa mặt hàng này vào kiểm soát, đại diện các bộ ngành, các bên liên quan đã có những cuộc hội thảo đánh giá khách quan không chỉ về khoa học mà còn theo khía cạnh luật pháp.

 

Thuốc lá thế hệ mới nào thuộc phạm vi điều chỉnh của luật?

Tại hội thảo “Tháo gỡ quan ngại để quản lý thuốc lá thế hệ mới” do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức tại hội trường Trụ sở Bộ Tư pháp, Hà Nội ngày 24-11 vừa qua, ông Nguyễn Hồng Ngọc, Vụ phó Vụ Xã hội, Văn phòng Quốc hội, cho biết: “Theo định nghĩa của Luật PCTHTL thì thuốc lá làm nóng (nung nóng) được hiểu là thuốc lá và thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật. Đối với TLĐT thì chưa thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật PCTHTL, pháp luật hiện nay chưa có quy định”.

 

Kiểm soát thuốc lá thế hệ mới: Không chỉ có Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá - Ảnh 1.

Hội thảo “Tháo gỡ quan ngại để quản lý thuốc lá thế hệ mới”

Đồng quan điểm, ông Lê Đại Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự kinh tế, đánh giá: “Xuất phát từ nhu cầu quản lý từ thực tiễn và từ hệ thống pháp luật của Việt Nam, chúng ta có Luật PCTHTL, trong đó có định nghĩa về thuốc lá (sản phẩm thuốc lá khác, nguyên liệu thay thế khác) và Luật Đầu tư cũng có quy định sản xuất kinh doanh thuốc lá là ngành hàng kinh doanh có điều kiện. Căn cứ trên hai cơ sở pháp lý là hai luật hiện hành nêu trên thì có thể đưa nội dung quản lý TLTHM vào ngay trong Nghị định 67 về kinh doanh thuốc lá”.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch SB Law, trong một lần trả lời báo chí cho rằng các cơ quan như Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA)… đã xếp loại TLLN là thuốc lá. Do đó, dù theo thông lệ quốc tế hay Luật hiện hành trong nước, TLLN đáp ứng đủ các điều kiện để sớm chịu sự kiểm soát của luật định. Tuy nhiên, vì sản phẩm không được nêu cụ thể trong Luật PCTHTL năm 2012, nên để quản lý cần cập nhật thêm định nghĩa về các sản phẩm TLTHM vào hệ thống quy định của pháp luật.

Bộ Công Thương và Bộ Y tế, cụ thể gồm Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) và Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), đang thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo hai Bộ, khẩn trương triển khai các nội dung liên quan nhằm sớm thống nhất các nội dung, hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị định 67 sửa đổi để trình Chính phủ xem xét, ban hành. Ông Ngô Khải Hoàn, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương, chia sẻ: “Dự kiến trong tháng 12, sau khi có ý kiến trả lời chính thức của Bộ Y tế, Bộ Công Thương sẽ trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Nghị định mới. Trên cơ sở đó, đây cũng là căn cứ để giúp cho quản lý nhà nước về thuốc lá trong thời gian tới được thuận tiện và hiệu quả hơn”.

 

Kiểm soát TLTHM cũng đồng thời bảo vệ các luật

Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới. Trong nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia, đều có các cam kết về chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam.

Thực tế hiện nay, tình hình người hút thuốc tìm kiếm các sản phẩm TLTHM qua đường xách tay, buôn lậu, đầy rầy rủi ro, đánh đổi sức khỏe ngày càng tăng. Quan ngại về vấn đề này, bà Nguyễn Quỳnh Liên, Trưởng Ban Dân chủ Pháp luật, cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, phát biểu tại hội thảo rằng: “Người hút thuốc hợp pháp có quyền bình đẳng và được pháp luật tạo điều kiện để tiếp cận những sản phẩm chính danh, chất lượng khi có nhu cầu chuyển đổi sang TLTHM ít tác hại hơn thuốc lá điếu”.

Kiểm soát thuốc lá thế hệ mới: Không chỉ có Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá - Ảnh 2.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SB Law

Theo luật sư Nguyễn Thanh Hà, việc người tiêu dùng đang sử dụng các loại thuốc lá điếu ảnh hưởng đến sức khỏe có nhu cầu tiếp cận những sản phẩm khác thay thế, trong đó có TLTHM không chỉ hoàn toàn phù hợp với quy định ở trong các công ước quốc tế và Hiến pháp Việt Nam mà còn tôn trọng Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ông nhận định: “Đây là cơ sở pháp lý và thực tiễn rất quan trọng để các cơ quan chức năng xem xét”.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng trong việc ứng xử với TLTHM, cần phải tôn trọng Luật Cạnh tranh. Theo đó, tại chương 16 của Hiệp định CP TPP có quy định tại Điều 16.6 về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm cam kết về hoàn thiện thể chế chính sách, tăng cường hợp tác, tăng cường trao đổi thông tin giữa các cơ quan, tổ chức về bảo vệ người tiêu dùng…

Ngoài ra, luật sư Nguyễn Thanh Hà cho biết trong bối cảnh các Hiệp định Thuận lợi hóa thương mại TFA và Hiệp định thương mại tự do FTA đã và đang được chú trọng nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, thì những đề xuất “cấm”, ngăn cản sự phát triển tự do của các sản phẩm đáp ứng quy luật cung – cầu của xã hội và là kết quả của xu thế ứng dụng công nghệ là một vấn đề cần được nghiêm túc xem xét

 

Nguồn:https://nld.com.vn/suc-khoe/kiem-soat-thuoc-la-the-he-moi-khong-chi-co-luat-phong-chong-tac-hai-thuoc-la-2022120609141195.htm

Lin h?