Luật sư Nguyễn Thanh trả lời câu hỏi của báo Tuổi trẻ về việc xây nhà thờ tổ của Hoài Linh.

0
327

Nhận lời mời của Ban biên tập báo tuổi trẻ, luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW đã có bài trả lời phỏng vấn về việc xây dựng nhà thờ tổ của nghệ sỹ Hoài Linh.

 

Câu hỏi: Thưa luật sư, việc xây dựng công trình (nhà thờ tổ của Hoài Linh) mà chưa có giấy phép xây dựng, xây trên đất nông nghiệp mà chưa chuyển mục đích sử dụng sẽ bị xử lý ra sao, theo các quy định của pháp luật hiện hành? 

 

Luật sư trả lời:Theo các báo đưa tin thì nhà thờ tổ của nghệ sĩ Hoài Linh được xây dựng khi chưa có giấy phép trên diện tích đất nông nghiệp tại Quận 9, TP.HCM.

 

Tôi sẽ trả lời dựa trên nguồn thông tin thu nhận được trên các báo hiện nay, vì tôi chưa có điều kiện để liên hệ trực tiếp với Hoài Linh hay UBND Quận 9 để có được nguồn tin chính xác nhất.

 

Theo quy định của pháp luật, đối với trường hợp muốn xây dựng nhà ở và các công trình phụ trợ trên diện tích đất nông nghiệp thì phải thực hiện qua 02 thủ tục là: chuyển đổi mục đích sử dụng đất và xin cấp giấy phép xây dựng.

 

Về thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, vì diện tích đất 7000 m2 của nhà thờ tổ là diện tích đất nông nghiệp, không được phép xây dựng nhà ở. Muốn xây dựng nhà ở và các công trình phụ trợ trên diện tích này, căn cứ Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định về chuyển đổi hình thức sử dụng đất, Hoài Linh cần chuyển đổi hai lần:

+ Lần 1: Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

+ Lần 2: Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở.

 

Tuy nhiên, vấn đề có được chuyển đổi mục đích sử dụng diện tích 7000 m2 này hay không thì phải phụ thuộc vào việc UBND Quận 9 sẽ căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Quận, Thành phố để ra quyết định. Ngoài ra, khi thực hiện chuyển đổi, Hoài Linh có trách nhiệm nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 109 Luật Đất đai 2013.

 

Sau khi chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở xong, lúc này 7000 m2 đất này mới có thể được cấp giấy phép xây dựng. Thực tế, Hoài Linh chưa làm thủ tục chuyển đổi nên diện tích đất này chưa đủ điều kiện để cấp Giấy phép xây dựng.

 

Rõ ràng, Hoài Linh xây dựng nhà thờ tổ khi chưa có giấy phép xây dựng là hành vi vi phạm pháp luật, sẽ phải chịu chế tài xử phạt. Hơn nữa, hậu quả còn nghiêm trọng hơn khi diện tích đất xây dựng nhà thờ tổ còn không đủ điều kiện để cấp Giấy phép xây dựng.

 

Cụ thể:

 

Căn cứ khoản 6 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP về xử phạt VPHC trong hoạt động xây dựng quy định:

 

Điều 13. Vi phạm quy định về tổ chức thi công xây dựng

  1. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
  2. a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;
  3. b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;”

Căn cứ Điều 12 Nghị định 180/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị thì:

Điều 12. Xử lý công trình xây dựng không có Giấy phép xây dựng

  1. Những công trình xây dựng theo quy định phải có Giấy phép xây dựng, khi xây dựng không có Giấy phép xây dựng, trừ những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này phải bị xử lý như sau:
  2. a) Lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư tự phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị;
  3. b) Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng phải bị đình chỉ thi công xây dựng, buộc phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị; đồng thời, áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước và các dịch vụ khác liên quan đến xây dựng công trình; cấm các phương tiện vận tải chuyên chở vật tư, vật liệu, công nhân vào thi công xây dựng;
  4. c) Cưỡng chế phá dỡ nếu chủ đầu tư không thực hiện quyết định đình chỉ thi công xây dựng. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí lập phương án phá dỡ (nếu có) và chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ.
  5. Đối với những công trình xây dựng không có Giấy phép xây dựng nhưng đủ điều kiện để cấp Giấy phép xây dựng theo quy định thì xử lý như sau:
  6. a) Những công trình xây dựng phải bị lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư làm thủ tục xin cấp Giấy phép xây dựng gồm: công trình xây dựng phù hợp vị trí quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng trên đất ở có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, phù hợp quy hoạch xây dựng; xây dựng mới trên nền nhà cũ hoặc cải tạo nhà đang ở phù hợp quy hoạch xây dựng; công trình xây dựng trên đất có đủ điều kiện về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai;
  7. b) Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng, công trình phải bị đình chỉ thi công xây dựng, buộc xin cấp Giấy phép xây dựng, đồng thời áp dụng các biện pháp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Trong thời hạn tối đa 60 ngày, kể từ ngày có quyết định đình chỉ thi công xây dựng, chủ đầu tư không xuất trình Giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp thì bị cưỡng chế phá dỡ;

  1. c) Sau khi được cấp Giấy phép xây dựng, nếu công trình đã xây dựng sai nội dung Giấy phép xây dựng thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ phần sai nội dung Giấy phép xây dựng. Sau khi tự phá dỡ công trình sai nội dung Giấy phép xây dựng, chủ đầu tư mới được tiếp tục thi công xây dựng.

Trường hợp chủ đầu tư không tự phá dỡ phần sai nội dung Giấy phép xây dựng được cấp thì phải bị cưỡng chế phá dỡ theo quy định tại Điều 24 Nghị định này và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ;

  1. d) Trường hợp chủ đầu tư bị từ chối cấp Giấy phép xây dựng hoặc không có Giấy phép xây dựng sau thời hạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ công trình vi phạm, nếu chủ đầu tư không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ.”

 

Theo các quy định trên, Hoài Linh sẽ phải nộp phạt vì hành vi xây dựng không có giấy phép theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP.

 

Còn đối với công trình nhà thờ tổ, do diện tích đất Hoài Linh xây dựng chưa đủ điều kiện cấp php xây dựng nên sẽ áp dụng khoản 1 Điều 12 Nghị định 180/2007/NĐ-CP thì nhà thờ tổ sẽ bị lâp biên bản ngừng thi công xây dựng và Hoài Linh phải tự phá dỡ công trình.

 

Hiện nay, một số báo đưa thông tin nhà thờ tổ của Hoài Linh sau bị đình chỉ sẽ có thời gian 60 ngày để hoàn tất thủ tục cấp phép xây dựng và sau đó công trình sẽ tiếp tục được thi công – tức là người đưa tin đang căn cứ vào khoản 2 Điều 12 Nghị định 180/2007/NĐ-CP áp dụng cho trường hợp “không có Giấy phép xây dựng nhưng đủ điều kiện để cấp Giấy phép xây dựng”.

 

Trong khi đó, 7000 m2 nhà thờ tổ đang xây này chưa đủ điều kiện để cấp Giấy phép xây dựng vì chưa làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Do đó, áp dụng Khoản 2 là không phù hợp mà phải áp dụng khoản 1 Điều 12 Nghị định 180/2007/NĐ-CP.

 

Tôi nghĩ, một là ông trình nhà thờ tổ của Hoài Linh có giá trị rất lớn và mục đích sử dụng thực tế của Hoài Linh là thờ tổ nghiệp ngành sân khấu cũng có ý nghĩa tích cực cho xã hội. Hy vọng, các cơ quan chức năng sẽ xem xét và nghiên cứu kỹ lưỡng vụ việc để đưa ra quyết định xử lý vụ việc này hợp tình hợp lý.

 

Câu hỏi: Sau khi nộp phạt, liệu công trình này có được cấp phép xây dựng hay không, theo quy định nào thưa luật sư?

 

Trả lời: Như đã phân tích ở trên, công trình nhà thờ tổ được Hoài Linh xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện để cấp phép xây dựng vì pháp luật đất đai quy định: đất nông nghiệp không được phép xây dựng nhà ở. Do đó, vụ việc này không thể áp dụng quy định là “tạm ngừng thi công, cho thời hạn 60 ngày để xin cấp phép xây dựng, sau đó được phép tiếp tục thi công” tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 180/2007/NĐ-CP được.

Trường hợp xây dựng nhà ở trên đất không đủ điều kiện được cấp giấy phép xây dựng, sẽ ấp dụng khoản 1 Điều 12 Nghị định 180/2007/NĐ-CP như sau: “Lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư tự phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị”.

 

Tuy nhiên, do công trình nhà thờ tổ của Hoài Linh có ý nghĩa đặc biệt với ngành sân khấu nói riêng và đối với văn hóa xã hội nói chung, nên hy vọng các cơ quan chức năng sẽ đưa ra cách giải quyết hợp tình, hợp lý cho vụ việc.

 

Câu hỏi: Nhiều ý kiến thắc mắc tại sao khi xây dựng không một đơn vị nào kiểm tra, để đến khi công trình gần hoàn thành thì lại xử lý. Luật sư có ý kiến thế này về việc này ạ? 

 

Đây là vấn đề về trách nhiệm và hiệu quả làm việc trong công tác quản lý của các cơ quan chức năng có thẩm quyền như thanh tra xây dựng, UBND phường. Tôi xin phép không bình luận gì về việc này.

Các bạn có thể thấy, không chỉ riêng vụ việc của Hoài Linh gây tranh cãi về vấn đề vai trò và trách nhiệm quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà thực tế còn nhiều các vụ việc vi phạm khác xảy ra đã lâu mới bị phát hiện.

Ngay vụ việc về một Resort ngang nhiên xây dựng và đã đi vào kinh doanh hoạt động không phép giữa vư