Luật sư SBLAW tư vấn sáng chế cho nhà sáng chế Việt Nam

0
530

Theo thông tin từ website Đài truyền hình Việt Nam, “Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (NOIP-VN) vừa công bố một phát minh/sáng chế mới rất đặc biệt. Phát minh/sáng chế với tên gọi “Động cơ tự vận hành” hay “Động cơ vận hành nhờ sự dẫn động của lực từ”, là một động cơ có khả năng tự hoạt động lâu dài, liên tục và sinh công hữu ích ra bên ngoài cho đến khi động cơ bị hư hỏng, mà không cần cung cấp bất cứ ngoại lực hay nhiên liệu nào trong suốt quá trình động cơ hoạt động.

Tác giả của phát minh, ông Đỗ Anh Tài sống tại TP.HCM, đi đến ý tưởng phát minh/sáng chế nói trên nhờ ứng dụng nguyên tắc “trong môi trường kín của kim loại có độ từ thẩm rất cao, từ trường, từ lực của nam châm vĩnh cửu bị nhốt (ngăn), không thể thoát ra bên ngoài”, từ đó tìm ra được giải pháp “đóng – mở tự động nguồn từ lực cố định của nam châm vĩnh cửu”.

Theo mô tả, động cơ hoạt động bền bỉ, đảm bảo khả thi vì không vi phạm bất cứ định luật vật lý, định luật động nhiệt học nào nhờ cơ cấu hoạt động logic và các tính chất lý hóa đặc biệt của các vật chất cấu tạo nên động cơ.

Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (NOIP-VN), nếu ý tưởng phát minh/sáng chế này thành hiện thực, đây sẽ là một thành tựu vĩ đại bất ngờ của nhân loại trong lĩnh vực năng lượng.”

MÔ TẢ CHI TIẾT PHÁT MINH/SÁNG CHẾ

(1): Hệ thống xilanh
(11): Lồng ống xilanh (được làm bằng kim loại đồng – Cu)
(12): Bộ phận nguồn lực
(121): Nguồn lực
(1211): Nam châm vĩnh cửu loại cực mạnh (Vd: Nd2Fe14B)
(1212): Lớp đệm, làm bằng vật liệu phi kim loại, mềm, chịu nhiệt (Vd: Ron cao su kỹ thuật, sợi amiăng, sợi cacbon… )
(122): Hệ thống đóng mở nguồn lực
(122A): Thân hệ thống
(122A1): Thân chính, làm bằng vật liệu “kim loại sắt từ mềm”, có độ từ thẩm rất cao, lực kháng từ rất nhỏ (Vd: Sắt nguyên chất (tạp chất < 0.01%), Supermalloy (hợp kim Ni75Fe25), vật liệu từ mềm nano tinh thể Finemet (thành phần hợp thức Fe73,5Si13,5B9Nb3Cu1))
(122A2): Vách ngăn nguồn lực (được làm bằng kim loại đồng – Cu)
(122A3): Lò xo (được làm bằng kim loại đồng – Cu)
(122B): Nắp hệ thống
(122B1): Nắp chính, làm bằng vật liệu tương tự như Thân chính (122A1)
(122B2): Lớp đệm, làm bằng vật liệu tương tự như Lớp đệm (1212)
(13): Piston, làm bằng vật liệu tương tự như Thân chính (122A1)
(2): Bộ phận truyền lực (toàn bộ được làm bằng kim loại đồng – Cu)

Hoạt động của động cơ khi được đặt theo chiều thẳng đứng:

Ban đầu, piston 13 (có kết nối bộ phận truyền lực 2) được đặt ở đáy lồng ống xilanh 11, hệ thống đóng mở nguồn lực 122 lúc này đương nhiên ở trạng thái mở do tác động của lò xo 122A3. Dưới tác dụng lực hút của nguồn lực 121, piston 13 được kéo lên về phía bộ phận nguồn lực 12. Theo nguyên lý lực hút nam châm vĩnh cửu sẽ càng mạnh khi vật liệu sắt từ mềm càng lại gần, do đó càng tiến về hướng bộ phận nguồn lực 12, tốc độ của piston 13 sẽ càng lớn.

Lên tới bộ phận nguồn lực 12, piston 13 va đập trực tiếp và biến thành động năng, quán tính, tạo lực trực tiếp lên nắp hệ thống 122B, đẩy nắp hệ thống 122B đi ngược lên phía trên cho đến khi va vào, áp sát, và sau đó bị dính chặt vào đầu dưới của thân hệ thống 122A. Lúc này, theo nguyên tắc “trong môi trường kín của kim loại có độ từ thẩm rất cao, từ trường, từ lực của nam châm vĩnh cửu bị nhốt (ngăn), không thể thoát ra bên ngoài”, hệ thống đóng mở nguồn lực 122 trở về trạng thái đóng, nhờ lớp đệm ngăn cách 122B2, lực từ không còn tác dụng lên piston 13 được nữa. Theo sức hút của trái đất, cộng với lực tương tác ngược lại do cú va chạm vừa rồi, cộng với quán tính đi xuống của bộ phận truyền lực 2, Piston 13 lập tức di chuyển xuống dưới để trở về vị trí ban đầu.

Đồng thời với khoảnh khắc piston 13 đã trở về vị trí ban đầu, động năng cùng quán tính tác động lên nắp hệ thống 122B do va đập nói trên biến mất, dưới tác dụng lực đàn hồi của lò xo 122A3, nắp hệ thống 122B bị đẩy xuống trở về vị trí ban đầu, làm hệ thống đóng mở nguồn lực 122 trở về trạng thái mở. Lập tức nguồn lực 121 lại kéo piston 13 đi ngược trở lên. Cứ thế tạo chu trình hoạt động lặp đi lặp lại liên tục của động cơ, và sinh công hữu ích ra bên ngoài. Quá trình hoạt động của động cơ còn chịu tác động của lực ma sát, nhưng nói chung không ảnh hưởng và cản trở nguyên lý hoạt động của động cơ.

Đây là một sáng chế được các luật sư của SBLAW tư vấn về cách thức viết bản mô tả và nộp đơn, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ nhà sáng chế trong việc cấp văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế.