Mở văn phòng đại diện tại Campuchia cho doanh nghiệp Việt Nam

0
905

SBLAW cung cấp dịch vụ pháp lý Mở văn phòng đại diện tại Campuchia cho doanh nghiệp Việt Nam, nội dung công việc như sau:

1. Quy định của Pháp luật về văn phòng đại diện

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Quý Công ty có quyền đầu tư thành lập Văn phòng đại diện của mình tại Vương quốc Cambodia để tiến hành một số hoạt động nhất định. Về cơ bản, toàn bộ quá trình thực hiện thủ tục sẽ được chia thành hai giai đoạn lớn, trong mỗi giai đoạn sẽ có các bước thực hiện như sau:

1.1  GIAI ĐOẠN 1: Tiến hành thủ tục cấp phép Văn phòng đại diện tại Cambodia

  • Bước 1: Đăng ký thành lập Văn phòng đại diện tại Bộ Thương mại Cambodia.
  • Bước 2: Thực hiện thủ tục kê khai thuế ban đầu cho Văn phòng đại diện.

1.2 GIAI ĐOẠN 2: Tiến hành các thủ tục sau cấp phép tại Việt Nam

  • Bước 1: Thực hiện thủ tục thông báo về việc thành lập Văn phòng đại diện tại Sở Công thương nơi Quý Công ty đặt trụ sở.
  • Bước 2: Thực hiện thủ tục cập nhật thông tin của Văn phòng đại diện lên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hiện tại của Quý Công ty tại Sở Kế hoạch Đầu tư nơi Quý Công ty đặt trụ sở.

Theo quy định của pháp luật Vương quốc Cambodia, Quý Công ty có thể xem xét việc thành lập Văn phòng đại diện để thực hiện các hoạt động sau đây:

  • Làm chức năng văn phòng liên lạc;
  • Tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường, các hoạt động xúc tiến và xây dựng các dự án hợp tác đầu tư tại Cambodia;
  • Thúc đẩy việc thực hiện các hợp đồng, các thỏa thuận về lĩnh vực thương mại phù hợp với luật pháp Cambodia;
  • Tham gia triển lãm thương mại, trưng bày sản phẩm;
  • Mua và quản lý sản phẩm cho mục đích triển lãm thương mại;
  • Văn phòng đại diện KHÔNG được tiến hành các hoạt động kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động trực tiếp sinh lợi khác tại Cambodia.

2. THỜI GIAN THỰC HIỆN

2.1 GIAI ĐOẠN 1: Thủ tục cấp phép Văn phòng đại diện tại Cambodia

– Đăng ký thành lập Văn phòng đại diện tại Bộ Thương mại Cambodia. Thời gian hoàn tất thủ tục này vào khoảng mười lăm đến ba mươi (15 – 30) ngày làm việc kể từ ngày nộp bộ hồ sơ hợp lệ.

– Thực hiện thủ tục kê khai thuế ban đầu cho Văn phòng đại diện tại cơ quan quản lý thuế Cambodia. Thời gian hoàn tất thủ tục này vào khoảng mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nộp bộ hồ sơ hợp lệ.

2.2 GIAI ĐOẠN 2: Tiến hành các thủ tục sau cấp phép tại Việt Nam

– Thực hiện thủ tục thông báo về việc thành lập Văn phòng đại diện tại Sở Công thương nơi Quý Công ty đặt trụ sở. Thời gian hoàn tất thủ tục này vào khoảng mười (10) ngày kể từ ngày nộp bộ hồ sơ hợp lệ. Thủ tục thông báo này có thể, phải được thực hiện trước khi thành lập Văn phòng đại diện tại Cambodia hoặc có thể thực hiện sau khi hoàn tất việc thành lập Văn phòng đại diện tại Cambodia, theo yêu cầu chủ quan của từng Sở Công thương mỗi địa phương.

– Thực hiện thủ tục cập nhật thông tin của Văn phòng đại diện lên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hiện tại của Quý Công ty tại Sở Kế hoạch Đầu tư nơi Quý Công ty đặt trụ sở. Thời gian hoàn tất thủ tục này vào khoảng mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nộp bộ hồ sơ hợp lệ.

Lưu ý: Khung thời gian nêu trên được tính dựa trên thông tin ban đầu được cung cấp bởi khách hàng và tình trạng thực tế của thủ tục cấp phép tại thời điểm chuẩn bị Đề xuất dịch vụ này. Thời gian thực thế có thể ngắn hơn hoặc dài hơn dự kiến. Trong trường hợp thủ tục cấp phép lâu hơn dự kiến, SBLaw sẽ cố gắng hết sức đẩy nhanh tiến độ nhằm bảo vệ quyền lợi cho Khách hàng.

3.PHẠM VI CÔNG VIỆC

Với thủ tục thành lập Văn phòng đại diện tại Cambodia, SBLaw đề xuất phạm vi công việc như sau:

  • Thông báo cho Khách hàng các tài liệu cần chuẩn bị ngay sau khi ký Hợp đồng;
  • Dự thảo các tài liệu, hồ sơ cần thiết;
  • Trao đổi với Khách hàng trong quá trình soạn thảo tài liệu;
  • Điều chỉnh hồ sơ dựa trên phản hồi của Khách hàng và cơ quan có thẩm quyền trong quá trình soạn thảo tài liệu;
  • Thay mặt Khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền của Cambodia; theo dõi quá trình cho đến khi được cấp các Giấy chứng nhận về việc thành lập Văn phòng đại diện tại Cambodia;
  • Thay mặt Khách hàng nộp hồ sơ thực hiện thủ tục sau cấp phép tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam; theo dõi cho đến hoàn thành thủ tục sau cấp phép;
  • Thường xuyên cập nhật thông tin về quá trình thực hiện cho Khách hàng;
  • Nhận các kết quả và bàn giao cho Khách hàng.

4.TÀI LIỆU CHUYỂN GIAO

Tài liệu chuyển phát bao gồm các tài liệu được soạn thảo bằng tiếng Anh và tiếng Việt để nộp tại cơ quan cấp phép. Khách hàng sẽ rà soát, phê duyệt và ký các tài liệu này.