Theo nghị định số 50/2014 NĐ-CP thì Ngoại hối Nhà nước là tài sản bằng ngoại hối được thể hiện trong bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và bao gồm:
Thứ nhất : Dự trữ Ngoại hối Nhà nước chính thức là phần tài sản bằng ngoại hối thuộc sở hữu nhà nước được Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước quản lí.
Thứ hai : Tiền gửi ngoại tệ và vàng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Kho bạc Nhà nước gửi tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác.
Nguyên tắc quản lí dự trữ ngoại hối như sau:
Thứ nhất : Bảo toàn có nghĩa là bảo đảm an toàn dự trữ ngoại hối nhà nước thông qua việc tuân thủ cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước được phê duyệt.
Thứ hai: Thanh khoản là sẵn sàng đáp ứng ngoại tệ và vàng phục vụ mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, chính sách tỷ giá và vàng, can thiệp thị trường ngoại hối đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế…
Thứ ba: Sinh lời tức là có chênh lệch dương giữa tổng thu nhập trừ chi phí đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức trong năm tài khóa.
Ngân hàng nhà nước quản lí tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc nhà nước ,các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng nhà nước và các nguồn ngoại hối khác phải đảm bảo nguyên tắc sau: Bảo đảm an toàn thông qua việc tuân thủ tiêu chuẩn ,hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước. Đồng thời, phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu ngoại hối của Kho bạc nhà nước và các tổ chức tín dụng khi cần thiết.
Nghị định cũng quy định về phạm vi quản lí ngoại hối và rất nhiều vấn đề liên quan khác. Dự trữ ngoại hối nhà nước được quy đổi ra đô la Mỹ để phục vụ công tác thống kê, thông tin quản lí và công bố số liệu. Ngân hàng nhà nước xác định tỷ giá và giá vàng để quy đổi các loại ngoại tệ và vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước sang đô la Mỹ.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/07/2014 và thay thế Nghị định số 86/1999/NĐ-CP ngày 30/08/1999.
Các bạn có thể dowload theo đường link Nghị định 50/2014 NĐ-CP về quản lí dự trữ ngoại hối nhà nước