Nghị định số 120/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí bao gồm 3 chương và 8 điều khoản. Nghị định này quy định về kê khai, thu, nộp phí, lệ phí; quản lý, sử dụng phí; quyết toán phí, lệ phí; trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức trong việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí.
Nghị định quy định về vấn đề kê khai, thu, nộp, quyết toán phí, lệ phí. Người nộp phí, lệ phí thực hiện việc kê khai, nộp phí, lệ phí, lệ phí theo tháng, quý, năm hoặc theo từng lần phát sinh. Với cơ quan thu phí, lệ phí thì có trách nhiệm gửi lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước và gửi phí thu được vào tài khoản phí chờ nộp vào ngân sách nhà nước mở tại Kho bạc nhà nước. Thêm vào đó, tổ chức thu phí, lệ phí cũng phải thực hiện việc kê khai theo tháng và sử dụng đường bộ, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thu phí, lệ phí thực hiện kê khai, thu, nộp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính (khoản 1,2 Điều 3).
Đồng tiền thu nộp phí, lệ phí được quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này. Phí, lệ phí thu tại Việt Nam sẽ được tiến hành bằng đồng Việt Nam, trừ những trường hợp cho phép sử dụng các đồng ngoại tệ được tự do chuyển đổi. Trường hợp quy định thu bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi thì được thu bằng ngoại tệ hoặc thu bằng đồng Việt Nam trên cơ sở quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá. Theo tỷ giá có nghĩa trường hợp nộp phí, lệ phí tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác thì áp dụng tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng nơi người nộp phí, lệ phí mở tài khoản tại thời điểm nộp phí, lệ phí. Trường hợp nộp phí, lệ phí trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước thì áp dụng tỷ giá hạch toán ngoại tệ tại thời điểm nộp phí, lệ phí do Bộ Tài chính công bố. Trường hợp nộp phí, lệ phí trực tiếp bằng tiền mặt hoặc theo hình thức khác cho tổ chức thu phí, lệ phí thì áp dụng tỷ giá ngoại tệ mua vào theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm nộp phí, lệ phí hoặc cuối ngày làm việc liền trước ngày lễ, ngày nghỉ (khoản a). Ngoài ra Phí, lệ phí thu ở nước ngoài được thu bằng tiền của nước sở tại hoặc bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi (khoan b).
Nghị định quy định nguyên tắc quản lý và sử dụng phí và xác định tỷ lệ để lại và quản lý, sử dụng phí tại 2 điều khoản 4 và 5. Số tiền phí được khấu trừ và để lại cũng như tỷ lệ để lại đều được xác định thông qua công thức cụ thể. Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí được chi dùng cho các nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 bao gồm: chi thanh toán cho cá nhân thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí như tiền lương, tiền công, phụ cấp lương…; chi phí phục vụ cho công việc như văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, điện, nước, công tác phí; chi phí cho sửa chữa thường xuyên tài sản, máy móc thiết bị; chi phí mua sắm vật tư, nguyên liệu liên quan đến công việc thu phí; trích khấu hao tài sản cố định để thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí; các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.
Ngoài ra Hàng năm, tổ chức thu phí phải quyết toán thu, chi theo quy định. Sau khi quyết toán thu, chi đúng chế độ, số tiền phí được trích để lại chưa chi trong năm được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017.
Download văn bản tại đây: Nghị định số 120/2016/NĐ-CP