Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử

0
416

Câu hỏi:

Thực trạng của nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử theo Điều 13 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.

Liên quan đến thắc mắc của bạn về thực trạng của nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử, SB LAW xin tư vấn như sau:

Điều 13 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 có quy định:

“Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho những người tham gia tố tụng thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử. Việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử theo quy định của luật tố tụng.”

Tranh tụng là cơ sở để Tòa án đánh giá toàn bộ nội dung vụ án và đưa ra phán quyết cuối cùng đảm bảo tính khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Việc quy định nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cả về nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn trong việc xét xử.

Những quy định pháp luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính hiện hành đã và đang phát huy hiệu lực trên thực tiễn của công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Công tác điều tra, truy tố, xét xử ngày càng hiệu quả, việc tranh luận tại phiên tòa bảo đảm tính dân chủ, khách quan. Tuy nhiên so với tình hình đặt ra thì hoạt động tranh tụng chưa đáp ứng yêu cầu. Nguyên nhân của tình hình trên có nhiều, trong đó có nguyên nhân từ những quy định của pháp luật về tranh tụng và bảo đảm tranh tụng chưa rõ ràng, cụ thể nên hiệu lực chưa cao.

Việc thực hiện các chức năng tố tụng còn nhiều bất cập; việc xét hỏi, tranh luận tại phiên toà chưa đáp ứng được yêu cầu tranh tụng. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trên bao gồm nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, có thể kể đến là do những hạn chế trong quy định của pháp luật; do trình độ chuyên môn và kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư từ đó đòi hỏi phải có quy định cụ thể nhằm chế hóa được đường lối, tư tưởng của Đảng về cải cách tư pháp.