Bán hàng đa cấp là phương thức bán hàng được nhiều nước thừa nhận. Quy định của pháp luật Việt Nam về kinh doanh đa cấp tương đối hoàn chỉnh và tương đồng với quản lý bán hàng đa cấp của thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện việc cho phép bán hàng đa cấp đã nảy sinh nhiều vấn đề.
Trong đó, nhận thức của người dân trong việc tham gia và nhận diện hành vi bán hàng đa cấp biến tướng là mấu chốt quan trọng để tố giác hành vi này tới các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nhận ra hành vi sai trái này.
Vậy làm thế nào để người dân có thể nhận diện được hành vi bán hàng đa cấp biến tướng, tố giác hành vi này tới các cơ quan chức năng? Phóng viên truyền hình Thông tấn đã có cuộc trao đổi với LS Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW, chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung bài phỏng vấn:
Câu hỏi: Xin ông cho biết, làm sao nhận diện được hành vi bán hàng đa cấp bất chính?
Trả lời: Những hành vi đa cấp bất chính thì người dân và những người tham gia hệ thống cùng cơ quan quản lý có thể nhận biết thông qua những dấu hiệu sau:
– Kinh doanh đa cấp là ngành kinh doanh có điều kiện, sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp phải lien hệ với cơ quan chức năng là Bộ Công Thương để xin Giấy phép bán hang đa cấp, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hiện nay chưa có giấy phép, việc kinh doanh như vậy là hành vi vi phạm pháp luật và rất rủi ro cho người tham gia.
– Kinh doanh đa cấp theo mô hình kim tự tháp có nghĩa là thu nhập chủ yếu của người tham gia là từ việc tuyển dụng người tham gia mới, việc gia hạn hợp đồng của người đã tham gia, phí, tiền đặt cọc hoặc khoản đầu tư của người tham gia trong mạng lưới.
– Thực hiện các hành vi lôi kéo người tham gia với những lời hứa là không cần làm gì hoặc làm rất ít cũng có lời bằng cách mời gọi nhiều người tham gia hệ thống, không chú trọng tới sản phẩm mà chỉ dung sản phẩm làm bình phong cho việc lôi kéo, hút tiền vào hệ thống.
– Lợi dụng mô hình đa cấp để kinh doanh dịch vụ, ví dụ như bán các gian hang ảo, bán các dịch vụ mà thực chất cũng là hút tiền vào hệ thống.
Câu hỏi: Liệu có những lỗ hổng trong hình thức kinh doanh này dẫn đến công ty lách luật, bán hàng đa cấp bất chính?
Trả lời: Hiện tại, Chính phủ đã ban hang hành lang pháp lý cho hoạt động này và giao cho Bộ Công thương và UBND cấp tỉnh quản lý hoạt động bán hang đa cấp, tuy nhiên, vẫn còn nhiều hoạt động bán hang đa cấp bất chính tồn tại được là do những nguyên nhân sau:
– Nhận thức chưa đầy đủ và thấu đáo của những người tham gia hệ thống đa cấp, quan niệm cho rằng kiếm tiền bằng mô hình đa cấp là rất dễ.
– Những công ty đa cấp và những thủ lĩnh bán hang đa cấp, vì lợi nhuận, vì sức ép doanh thu thì tìm mọi cách lôi kéo người vào hệ thống, chủ yếu là lấy tiền của người sau nuôi người trước.
– Hàng năm, có nhiều mô hình kinh doanh mới được ru nhập từ nước ngoài vào, áp dụng mô hình đa cấp, tuy nhiên, pháp luật chưa theo kịp để điều chỉnh.
– Công tác hậu kiểm của chúng ta chưa tốt, chỉ những vụ việc được báo chí, truyền thông phát hiện thì các cơ quan chức năng mới vào cuộc, điều này là do lực lượng quản lý mỏng và nhiều hoạt động bán hang đa cấp diễn ra rất khó kiểm soát.
Câu hỏi: Qua những vụ việc vừa rồi, nhìn từ thực tế Liên Kết Việt hay Thiên Ngọc Minh Uy, cần đưa ra những giải pháp, chế tài nào để có thể ngăn chặn hình thức kinh doanh đa cấp bất chính, thưa ông?
Trả lời: Những hành vi bán hàng đa cấp bất chính gây ra những thiệt hại lớn cho xã hội, cho gia đình những người tham gia và hậu quả thường khó khắc phục, vì vậy, theo quan điểm của tôi, chúng ta cần có những giải pháp sau để chống lại hành vi này.
Thứ nhất: Khi các doanh nghiệp xin Giấy phép đa cấp, cần thẩm định hồ sơ một cách kỹ lưỡng để tránh những công ty có năng lực yếu, chủ yếu dùng giấy phép để hút tiền vào hệ thống.
Thứ hai: Tăng cường công tác hậu kiểm, khi phát hiện ra những dấu hiệu sai phạm thì cần có hoạt động kiểm tra và cảnh báo sớm.
Thứ ba: Cần tăng cường, phổ biến pháp luật về lĩnh vực này để người dân hiểu, tránh bị lợi dụng.