Những khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình đăng kí bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài

0
557

Khó khăn về thủ tục đăng kí bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài.

Trên thực tế,có không ít các doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình thực hiện các thủ tục đăng kí bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài.

Nguyên nhân: Do sự thiếu hiểu biết về mặt thủ tục, nên trong quá trình tiến hành đăng kí ra nước ngoài không thực hiện theo quy trình dẫn tới những sai xót, tổn hại, nhiều khí chậm trễ, mất quyền lợi.

– Khó khăn về mặt kinh phí:

Để đăng kí bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài, doanh nghiệp phải nộp một khoản phí khoản phí không nhỏ bao gồm:

+ Phí cơ bản

+ Một khoản phí bổ sung tương đương với mỗi nước thành viên đã chỉ định để không phải trả từng khoản phí riêng lẻ

+ Một khoản phí riêng cho bất cứ nước thành viên nào đã được chỉ định theo nghị định thư và đã được tuyên bố rằng nước đó mong muốn một khoản phí như vậy ( khoản phí này do các nước thành viên tương ứng xác định và được công bố trên công báo)

+ Một khoản phí bổ sung liên quan tới mỗi nhóm hàng hóa và dịch vụ nằm ngoài nhóm thứ ba; tuy nhiên, không phải trả phí bổ sung nếu nếu tất cả các chỉ định là những nước mà đối với những nước đó phải trả một khoản phí riêng.

+ Một đơn đăng kí quốc tế có hiệu lực trong mười năm. Có thể gia hạn thêm các thời hạn 10 năm dựa trên việc thanh toán phí quốc tế theo quy định.

Như vậy những khoản phí mà doanh nghiệp phải trả là không nhỏ, vì thế những dè chừng về mặt kinh phí đối với những doanh nghiệp nhỏ muốn mở rộng thị trường kinh doanh ra nước ngoài sẽ là nguyên nhân để doanh nghiệp mất đi những cơ hội, quyền lợi chính đáng của mình.

Bên cạnh đó chi phí sẽ phải trả cho luật sư trong quá trình giải quyết những tranh chấp gặp phải trong quá trình đăng kí bảo hộ nhãn hiệu cũng rất tốn kém.

– Khó khăn về khi gặp phải tranh chấp (đây là chuyện vẫn thường xuyên xảy ra với các doanh nghiệp ở cả trong và ngoài nước).

Khi xảy ra tranh chấp bởi một bên thứ ba, doanh nghiệp Việt Nam bên cạnh việc tốn rất nhiều chi phí cần thiết trong việc thuê luật sư bảo về, đòi lại lợi ích của mình, phải có những chứng cứ, lý lẽ chặt chẽ nhất để bảo vệ mình trước tòa án ( Trong trường hợp doanh nghiệp là chủ nhân thực sự của nhãn hiệu hàng hóa).

– Khó khăn về giới hạn bảo hộ.

Sự giới hạn về lãnh thổ bảo hộ cũng là một khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Việc bảo hộ nhãn hiệu chỉ được thực hiện tới bên tham gia nào mà người nộp đơn yêu cầu. Đặt giả thiết tại thời điểm nộp đơn và trong vòng 06 tháng kể từ thời điểm nộp đơn doanh nghiệp chưa mở rộng được thị trường, nhưng sau thời gian đó doanh nghiệp tìm kiếm và mở rông được thị trường và muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại thị trường đó thì doanh nghiệp phải làm thế nào? Vì lúc này thời hạn đề nghị mở rộng lãnh thổ bảo hộ mà vẫn được bảo lưu ngày ưu tiên đã hết. Như vậy doanh nghiệp sẽ phải nộp đơn đăng ký cho nhãn hiệu của mình tại từng quốc gia thông qua đại diện hợp pháp tại nước đó.

Nếu đăng ký như vậy ngoài khoản phí nộp cho cơ quan nhà nước, doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm một khoản phí cho Luật sư nước sở tại, do hầu hết các nước đều chưa cho phép các doanh nghiệp tự nộp đơn đăng ký mà không thông qua đại diện của mình. Đồng thời việc không am hiểu pháp luật về sở hữu trí tuệ của từng nước cũng có thể gây cho doanh nghiệp nhiều khó khăn trong quá trình đăng ký. Và nếu còn trong thời hạn bảo hộ thì doanh nghiệp phải đề cập riêng tại đơn đăng ký đề nghị mở rông lãnh thổ bảo hộ và phải thông qua cơ quan xuất xứ. Như vậy sẽ rất tốn kém cho doanh nghiệp vì phải nộp phí bổ sung khi yêu cầu mở rộng lãnh thổ. Và có thể gặp phải sự phản đối của bên thứ ba ( thành viên được chỉ định bảo hộ) họ có quyền phản đối, sự phản đối đó có thể phù hợp với các quy định pháp luật, nhưng cũng có thể không phù hợp.