Khi nhắc tới một nhãn hiệu giúp người tiêu dùng có khả năng “nhận biết về sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu. Như khi nói đến Vietnam Airlines không cần nhắc đến đó là hãng hàng không nhưng ai cũng biết đó là dịch vụ hàng không hay khi cần một lọ Rejoice không cần phải nhắc tới đó là dầu gội đầu.
Như thế nào được coi là một nhãn hiệu mạnh? Đó là một câu hỏi mà chủ sở hữu nhãn hiệu nên đặt ra và từ đó xem xét nhãn hiệu của mình bởi một nhãn hiệu mạnh luôn gắn liền với những thông điệp,những hình ảnh, những biểu tượng đặc trưng tạo cho khách hàng và đối tác những ấn tượng mạnh đó chính là điểm khác biệt và một nhãn hiệu mạnh cần có những điểm khác biệt đó, từ đó sẽ tạo nên niềm tin và sự trung thành của khách hàng mục tiêu. Để xây dựng một nhãn hiệu mạnh chủ sở hữu cần lưu tâm đến các yếu tố như thị trường, chính sách của nhà nước, đối thủ cạnh tranh, xu hướng tiêu dùng vv…
+ Thị trường là nơi mà nhãn hiệu tồn tại và phát triển ở đó vì vậy trước khi muốn đưa nhãn hiệu của sản phẩm vào thị trường nào để kinh doanh nên phân tích kỹ các thông tin về thị trường đó như xu hướng tiêu dùng, chính sách của nhà nước dành cho sản phẩm, đối tác và đối thủ cạnh tranh, các kênh phân phối sản phẩm vv..
+ Phân tích đối thủ cạnh tranh và xu hướng khách hàng để từ đó biết được lợi thế của sản phẩm trên thị trường là gì và điểm yếu của sản phẩm khi đưa nhãn hiệu vào thị trường từ đó đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu và khả năng tồn tại của nhãn hiệu tại thị trường.
Từ những phân tích trên chủ sỏ hữu đưa ra những chiến lược xây dựng và phát triển nhãn hiệu của mình mang một đặc tính riêng biệt phù hợp với xu hướng tiêu dùng và đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó việc tìm hiểu và thấu hiểu về văn hóa của thị trường dự định đưa nhãn hiệu vào tạo điều kiện cho nhãn hiệu phát triển .