Phân loại tài sản trí tuệ (TSTT)

0
1867

Theo nguồn gốc phát sinh, TSTT được chia làm 3 nhóm:

1, Các sản phẩm sáng tạo khoa học, kỹ thuật mang bản chất khoa  học kỹ thuật, bao gồm: các sáng chế, các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, các bản vẽ, bản thiết kế, công thức, dữ liệu tính toán, dữ liệu thử nghiệm,  phần mềm máy tính, cơ sở dữ liệu, công trình nghiên cứu, giống cây trồng…

2, Các sản phẩm sáng tạo văn học, nghệ thuật bao gồm: các tác phẩm văn học – âm nhạc, hội họa, mỹ thuật ứng dụng, sân khấu, điện ảnh, các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình.

3, Các sản phẩm sáng tạo trong hoạt động kinh doanh, thương mại: bí mật kinh doanh, tên thương mại, nhãn hiệu…

Theo điều 3 luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009), TSTT được chia theo đối tượng quyền SHTT:

“1, Đối tượng quyền tác giả bao gồm: Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

2, Đối tượng liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

3, Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch”.

Qua hai cách phân loại trên, chúng ta nhận thấy, không phải tài sản trí tuệ nào được tạo ra cũng được pháp luật công nhận và bảo hộ mà phải thỏa mãn những điều kiện theo quy định của pháp luật. Vì vậy, trong bài nghiên cứu của mình, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những TSTT đã được quy định trong luật SHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009).