(Q&A) Xin tư vấn giành quyền nuôi con

0
413

Q: Thưa luật sư SBLAW, tôi xin tư vấn quyền nuôi con sau ly hôn.

1. Chúng tôi đã ly hôn tháng 5/2014.lý do mâu thuẫn với em vợ. Từ đó vợ nghe lời gia đình viết đơn ly hôn nên chúng tôi đã thuận tình ly hôn. Lúc đó con tôi mới 3 tháng tuổi nên quyền nuôi con thuộc về mẹ bé.

2. Con tôi hiện tại mới 6 tháng tuổi, tôi biết muốn có quyền này thì ít nhất cháu phải đủ 36 tháng (3 tuổi) trở lên mới thực hiện được.Tôi và gia đình tôi vô cùng mong muốn giành lại được quyền nuôi cháu khi cháu đủ 3 tuổi.

– Thực tế bên VỢ và gia đình : 

+ Gia đình vợ rất nghèo, bố mẹ vợ và anh chị em vợ hầu như không có nghề nghiệp ổn định, bố vợ 55 tuổi nhưng còn theo gái và hay nhậu nhẹt, đánh nhau (đã 3 lần bị xã gọi lên lập biên bản và phạt).

+ Vợ tôi là giáo viên cấp 3 dạy môn mỹ thuật ở miền núi nên chỉ có thu nhập là lương cỡ 4,5 triệu/ tháng. Vợ tôi hầu như không có tài sản nào? phải ở nhà công vụ trong căn phòng cỡ 16m2.

– Thực tế bên TÔI và gia đình:

+ Tôi là giáo viên cấp 3 dạy môn toán ở huyện sát ranh giới thành phố nên ngoài lương khoảng 4,5 triệu/ tháng, tôi còn dạy thêm được cỡ 13 triệu/tháng nữa. Tôi đã có nhà và nội thất đầy đủ trong nhà (giá trị cỡ 400 triệu), ngoài ra tôi còn mua được vạt đất khác khoảng 300 triệu. đến thời điểm cháu đủ 36 tháng thì tôi sễ cố gắng làm để có được khoản tiết kiệm 250 triệu.

+ Thời gian làm việc của tôi, cả làm thêm đều trong giờ hành chính (yếu tố thời gian chăm sóc cháu khi trả lời tòa).

+ Gia đình tôi cơ bản là công chức nhà nước,tình hình kinh tế đều ở mức độ khá.

– Từ những yếu tố trên luật sư nhận thấy khi ra tòa thì tôi có bao nhiêu % giành được quyền nuôi con, trong thời gian này tôi phải chuẩn bị những giấy tờ gì, bằng chứng gì để giành lợi thế trước tòa? tôi phải thuê luật sư vào thời điểm nào trước khi khởi kiện? giá trọn gói tiền thuê luật sư khoảng bao nhiêu?

Tôi xin chân tình cảm ơn luật sư, mong luật sư trả lời tôi thật cụ thể,

A: Theo quy định tại Điều 93 Luật hôn nhân và gia đình thì vì lợi ích của con, theo yêu cầu của anh thì Tòa án thể thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Vì vậy trong trường hợp này thì sau khi con bạn được đủ 3 tuổi thì có quyền yêu cầu tòa thay đổi người nuôi con.

Khi này tòa sẽ xem xét đến các yếu tố về chăm sóc, vật chất…để làm sao đảm bảo cho tốt nhất cho con bạn.

Còn trong thời gian này bạn vẫn có quyền thăm nom và thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng với cháu để tạo tình cảm thân thiết, gắn bó với con.

Sau thời điểm con bạn đủ 36 tháng tuổi thì bạn liên lạc lại với luật sư để được tư vấn giành quyền nuôi con để đảm bảo con bạn được nuôi dưỡng và giáo dục tốt.