Quy định pháp luật về nhãn hiệu nổi tiếng (NHNT)

0
659

Nhãn hiệu hàng hóa là một tài sản trí tuệ quý giá, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh, cạnh tranh và phát triển thị trường của một doanh nghiệp, dù doanh nghiệp đó thực hiện sản xuất hàng hóa hay cung cấp dịch vTheo thời gian cũng với sự phát triển kinh doanh, uy tín của nhãn hiệu ngày càng được bồi đắp, dẫn đến giá trị của nó ngày càng tăng tiến, nhất là khi nhãn hiệu trở thành nhãn hiệu nổi tiếng (NHNT) và được đông đảo người tiêu dùng biết đến.

Một hệ quả tất yếu đối với các NHNT là sự thu hút khách hàng lớn hơn, thị phần cũng nhiều hơn so với các nhãn hiệu không nổi tiếng khác, vì vậy, sự xâm phạm dù vô tình hay hữu ý cũng nhiều và khốc liệt hơn. Do đó, vấn đề bảo hộ hữu hiệu NHNT và tạo cho chúng sự bảo hộ đặc biệt hơn đã trở thành mối quan tâm cũng như đồng thuận của các quốc gia từ cuối thế kỷ XIX.

Việt Nam là quốc gia đang từng bước đi vào nền kinh tế thị trường và là thành viên của công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp và đang thực hiện các quy định của hiệp định TRIPS nên có trách nhiệm phải thực hiện các cam kết về bảo hộ NHNT quy định trong các điều ước quốc tế này để đảm bảo phát triển một cách bền vững.

Ta có thể thấy rằng, các dấu hiệu muốn trở thành nhãn hiệu và được pháp luật bảo vệ phải đáp ứng được các tiêu chuẩn bảo hộ. Các nước khác nhau quy định tiêu chuẩn bảo hộ khác nhau. Dù khác nhau về chi tiết nhưng các tiêu chuẩn bảo hộ có thể được chia thành hai loại.

Tiêu chuẩn bảo hộ thứ nhất liên quan đến chức năng cơ bảo của nhãn hiệu nhằm phân biệt hàng hoá, dịch vụ của nhà sản xuất này với hàng hoá, dịch vụ của nhà sản xuất khác.

-Tiêu chuẩn thứ hai liên quan đến tính ảnh hưởng của nhãn hiệu. Những nhãn hiệu có tính lừa dối công chúng, hoặc xâm phạm đạo đức, trật tự công cộng sẽ bị coi là những dấu hiệu loại trừ, những dấu hiệu không được bảo hộ là nhãn hiệu.

 Điều 6 (quinquies) của Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp quy định nhãn hiệu được bảo hộ theo điều 6 (quinquies) A có thể bị từ chối nếu không có bất kì một đặc tính phân biệt nào hoặc trái với đạo đức hoặc trật tự công cộng và cụ thể là có tính lừa dối công chúng, những người tiêu dùng, sử dụng sản phẩm.

Tuy cả trong bộ luật dân sự 1995 cũng như nghị định hướng dẫn không có những quy định cụ thể về NHNT nhưng có dành cho những nhãn hiệu loại này một sự bảo hộ bước đầu: không chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá có các dấu hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác được coi là nổi tiếng.

Trong thực tiễn, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (trước đây là cục Sở hữu Công nghiệp) đã áp dụng điều khoản trên để từ chối bảo hộ các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với NHNT (cả trong trường hợp những nhãn hiệu này chưa đăng kí bảo hộ tại Việt Nam).

Năm 1992, Cục Sở hữu Công nghiệp đã bác bỏ đơn đăng kí nhãn hiệu hàng hoá “McDonald’s” cho một công ty Australia cho các sản phẩm đồ ăn nhanh, dịch vụ ăn uống và các nhóm sản phẩm khác.

Sự ra đời của bộ luật chuyên ngành Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) năm 2005 đánh dấu bước tiến vô cùng quan trọng của Việt Nam trong vấn đề bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ NHNT nói riêng.

Luật mới đưa ra một khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng chuẩn xác hơn cũng như các tiêu chí cụ thể để xác định nhãn hiệu nổi tiếng. Ngoài ra, các nghị định hướng dẫn thi hành luật được ban hành như nghị định 103, 105 càng khẳng định vị trí và vai trò của nhãn hiệu nổi tiếng không ngừng được chú trọng trong các văn bản pháp quy cũng như trong đời sống.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trong Nghị định 06/2001/NĐ – CP ngày 01/02/2001 đã đưa ra quy định về nhãn hiệu nổi tiếng: “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được sử dụng liên tục cho sản phẩm, dịch vụ uy tín khiến cho nhãn hiệu đó được biết đến một cách rộng rãi.”

Định nghĩa này đã bộc lộ một số bất cập trong cách hiểu cũng như là trong quá trình áp dụng pháp luật và chỉ đến năm 2005 khi luật Sở hữu trí tuệ ra đời mới có những tiêu chí cụ thể rõ ràng để xác định một nhãn hiệu là nổi tiếng.

Theo như khái niệm trên, một NHNT phải đáp ứng được hai yếu tố là “được sử dụng liên tục” và “được biết đến một cách rộng rãi”.

Quy định như vậy là không rõ ràng. Thứ nhất, nếu “liên tục” dưới góc độ thời gian là liên tiếp, kế tiếp mà không có sự gián đoạn thì một nhãn hiệu phải được sủ dụng trong khoảng thời gian là 10 năm, 20 năm hay lâu hơn mới đuợc coi là “liên tục”? Thứ hai, một nhãn hiệu như thế nào thì được coi là có “uy tín” để được biết đến “rộng rãi” . Đối với sản phẩm hàng hóa, “uy tín” được tạo nên bởi những yếu tố nào và nếu “được biết đến rộng rãi” là nói tới số lượng người biết đến trong nước hay ngoài nước?

Khắc phục những thiếu sót này, luật SHTT 2005 đã đưa ra khái niệm mới về nhãn hiệu nổi tiếng: “ Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”, cùng với các tiêu chí cụ thể để xác định một nhãn hiệu là nổi tiếng được quy định tại điều 75.

Chế định “nhãn hiệu nổi tiếng” trong Luật SHTT của Việt Nam là việc thực thi Điều 6 bis Công ước Pari 1883 mà Việt Nam là thành viên. Nội dung điều 6 quy định: “Các nước thành viên có trách nhiệm từ chối hoặc hủy bỏ đăng ký, ngăn cấm việc sử dụng nhãn hiệu mà nhãn hiệu đó có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được cơ quan thẩm quyền của nước đăng ký hoặc sử dụng coi là NHNT tại nước đó”.

Để đánh giá sự nổi tiếng của nhãn hiệu, không nhất thiết phải đánh giá tất cả các tiêu chí trên mà tuỳ từng trường hợp cụ thể. Nếu là sản phẩm thông dụng, rẻ tiền thì sự nổi tiếng của nhãn hiệu có thể đòi hỏi số lượng sản phẩm phải nhiều, tuy nhiên, có sản phẩm được rất nhiều người biết đến nhưng người ta lại không có điều kiện để sử dụng.

Tại nghị định 103 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành mộ số điều của Luật SHTT thì quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký.

Thế nhưng, luật cũng như nghị định hướng dẫn thi hành lại chưa quy định cụ thể các bước để nhãn hiệu được công nhận là nổi tiếng, do vậy theo quy định trong nghị định 06/CP tại điều 8 khoản 3: “ Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng phát sinh trên cơ sở quyết định công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” vẫn được áp dụng.

Tuy vậy, đây là bước nhảy rất ý nghĩa trong pháp luật nước ta về bảo hộ NHNT. Mặc dù trên đây chỉ là những tiêu chí mang tính định tính nhưng ít nhiều nó đã nói lên được những hành động mang tính tích cực trong việc bảo vệ NHNT tại Việt Nam.

Như vậy , việc quy định các tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng như tại điều 75 là chưa hoàn toàn triệt để. Các tiêu chí này nên phải thoả mãn được lợi ích của ba phía: nhà nước, doanh nghiệp và khách hàng.

Tám tiêu chí được quy định trong luật SHTT của chúng ta hầu như chủ yếu xuất phát từ lợi ích của khách hàng rồi đến doanh nghiệp mà chưa chú trọng đến lợi ích của nhà nước. Ví dụ như, một nhãn hiệu trên thực tế có thể là không nổi tiếng hoặc không thật sự nổi tiếng nhưng, để bảo vệ lợi ích công, nhà nước vẫn có thể cho nhãn hiệu này một cơ chế bảo hộ như một nhãn hiệu nổi tiếng bằng việc quyết định nhãn hiệu đó là nổi tiếng.

Điều này là hoàn toàn phù hợp với bản Khuyến nghị chung của WIPO có quy định như sau: “ Quốc gia thành viên có thể quyết định một nhãn hiệu là nổi tiếng, cho dù nhãn hiệu không nổi tiếng hoặc, nếu quốc gia thành viên áp dụng khoản (c) trên, biết rõ rằng, nhãn hiệu không là nổi tiếng trong bất kì một lượng công chúng hợp lí nào trong quốc gia mình”. 

 Để một nhãn hiệu trở nên nổi tiếng, chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, đòi hỏi chủ nhãn hiệu phải mất hàng chục năm dày công xây dựng.

Đây không chỉ đơn thuần là nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu của chủ nhãn hiệu mà trong nhiều trường hợp đó còn là phần di sản và niềm tự hào của quốc gia (như HONDA của người Nhật, Coca Cola của người Mỹ).

Cũng do vậy, Luật SHTT dành cho những nhãn hiệu nổi tiếng mức độ bảo hộ rất cao. Cụ thể, đối với nhãn hiệu nổi tiếng, phạm vi bảo hộ của một nhãn hiệu nổi tiếng rộng hơn nhãn hiệu thông thường và bao trùm lên cả các sản phẩm, dịch vụ không cùng loại.

Mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không cùng loại, không tương tự với, và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng nếu có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng đều bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng.

Điều này được quy định tại diều 129 khoản 1 điểm d. Luật nhãn hiệu của Anh quy định hành vi sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng cho bất kì hàng hóa hay dịch vụ, không xét đến hàng hóa hay dịch vụ đó trùng hay tương tự đều bị coi là hành vi xâm phạm nếu việc sử dụng đó có thể gây ra một trong các hậu quả sau:

–                   Tạo ra lợi thế cạnh tranh không công bằng

–                   Gây tổn hại đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng

–                   Gây tổn hại đến danh tiếng của nhãn hiệu nổi tiếng.

Như vậy, mặc dù Luật SHTT Việt Nam cũng có quy định giống với luật nhãn hiệu của Anh về tiêu chí nhãn hiệu song lại rất khác về mặt hệ quả : theo luật nhãn hiệu của Anh, hệ quả của hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng là xuất phát từ bản chất của nhãn hiệu đó là tính phân biệt, xuất phát từ lợi ích thực tiễn là khả năng cạnh tranh và xuất phát từ giá trị vô hình của quyền SHTT và đặc thù của nhãn hiệu nổi tiếng đó là danh tiếng của nhãn hiệu.

Còn hệ quả theo Luật SHTT Việt Nam lại xuất phát từ hệ quả rất chung được áp dụng cho mọi loại nhãn hiệu. Hệ quả thứ hai trong Luật SHTT Việt Nam cũng chỉ là mở rộng của hệ quả thứ nhất đó là khả năng gây ấn tượng sai lệch mối quan hệ giữa chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng với người sử dụng. Nội hàm của sự sai lệch về mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người sử dụng cũng đã hàm chứa sự sai lệch về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ và từ đó dẫn đến sự nhầm lẫn.

Cụ thể, các  hệ quả xác định hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng là:

–                   Có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa

–                   Gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sử hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Đặc thù của NHNT, xét về mặt lý luận là tính phân biệt của nhãn hiệu rất cao, cao hơn nhiều với nhãn hiệu thông thường khác, phạm vi bảo hộ nhãn hiệu cũng triệt để hơn, và xét về mặt thực tiễn là được người tiêu dùng biết đến rộng rãi.

Người tiêu dùng nhận thức được rất rõ nguồn gốc của các nhãn hiệu nổi tiếng, do đó, khả năng xảy ra nhầm lẫn về nguồn gốc giữa hàng hoá hoặc dịch vụ gắn nhãn hiệu nổi tiếng với hàng hoá hoặc dịch vụ gắn nhãn hiệu thông thường là ít xảy ra hơn với cá nhãn hiệ thông thường với nhau.

Mục đích của việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng không chỉ là ngăn ngừa hành vi sử dụng gây nhầm lẫn mà còn là ngăn ngừa hành vi sử dụng có thể làm tổn hại đến danh tiếng của nhãn hiệu nổi tiếng. Do đó, quy định của Luật SHTT Việt Nam chưa dáp ứng được mục đích này.

Khi một đơn đăng kí nhãn hiệu hàng hoá được nộp tới Cục SHTT, sau khi xem xét về hình thức cũng như tính hợp lệ của đơn, Cục sẽ tiếp nhận đơn và thực hiện xét nghiệm nội dung. Một trong những vấn đề được xét tới là khả năng phân biệt của nhãn hiệu được quy định tại điều 74 Luật SHTT.

Trong đó, nhãn hiệu không được coi là có khả năng phân biệt nếu nó là một dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của NHNT hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của NHNT.

Quy định như vậy là phù hợp với thực tế cũng như thông lệ trên thế giới. Tuy nhiên, Luật chưa quy định cụ thể những dấu hiệu như thế nào thì được coi là “trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu nổi tiếng. Khắc phục điều này, Nghị định 105/2006 có hướng dẫn như sau: dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc); một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Đối với NHNT, dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là yếu tố xâm phạm nếu: hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Hoặc hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng nhưng có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó với chủ sở hữu NHNT.

Có thể khẳng định, rằng việc xác lập quyền và thực thi quyền đối với NHNT trước khi  có Luật sở hữu trí tuệ ra đời (Luật SHTT) là không hiệu quả  do việc không nhất quán giữa các quy trình của pháp luật và quá trình thực thi.

Bên cạnh đó, trong quá trình xét nghiệm đơn  đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, xét nghiệm viên đã không lấy ra các yếu tố của một NHNT để làm đối chứng cho các nhãn hiệu sau. Một ví dụ điển hình là các nhãn hiệu  mang chữ CK của Công ty Calvin Klein là các NHNT, tuy nhiên cũng đã có rất nhiều  nhãn hiệu  mang chữ CK của các chử sở hữu khác đã được đăng ký. Điều này đã gây ra các bất lợi cho các tổ chức, cá nhân có NHNT.

Để khắc phục các nhược điểm nêu trên, Luật SHTT ra đời có quy định mới liên quan đến NHNT và đưa ra các tiêu chí công nhận NHNT. Theo quy định tại điểm 20, Điều 4 Luật SHTT thì NHNT được định nghĩa như sau:

 

“NHNT  là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi  trên toàn lãnh thổ Việt Nam”.

Quy đinh nêu trên đã khắc phục được nhược điểm của đinh nghĩa NHNT trong Nghị định 06, thứ nhất định nghĩa này đã đưa ra phạm vi nổi tiếng, có nghĩa là trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Việc quy đinh vi phạm này sẽ rút ra một hệ quả, nếu một nhãn hiệu  rất nổi tiếng trên thế giới, tuy nhiên nếu người tiêu dùng Viêt Nam không biết đến, thì nhãn hiệu này sẽ không được coi là nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Bên cạnh đó để khắc phục sự thiếu sót của Nghị định 06, lần đầu tiên Luật đã đưa ra các tiêu chí để công nhận một NHNT, Điều 75 quy định các tiêu chí  sau khi xem xét khi đánh giá một NHNT là :

“1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn  hiệu hoặc thông qua quảng cáo;

2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành.

3. Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;

4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu

5. Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu

6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu

7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu nổi tiếng

8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu….”

Trên đây là những tiêu chí để được xem xét khi đánh giá một NHNT, có thể khẳng định đây là một bước tiến trong việc quy định pháp luật về NHNT. Các quy định này là những quy định mở, dựa vào các tiêu chí này các tổ chức, cá nhân sẽ thu thập các chứng cứ liên quan đến quá trình sử dụng của nhãn hiệu để yêu cầu các cơ quan chức năng xem xét, đánh giá. Cũng cần phải lưu ý rằng, ngoài các tiêu chí nêu trên, nếu tổ chức, cá nhân có các chứng cứ khác, có thể cung cấp để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá nhãn hiệu.

Tuy nhiên qua xem xét các tiêu chí nêu trên, chúng ta  cũng có thể dễ dàng nhận thấy rất nhiều các quy định mang tính chất định lượng, ví dụ như số lượng các quốc gia, số lượng người tiêu dùng…Vấn đề đặt ra ở đây là khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét một nhãn hiệu có phải là nổi tiếng không thì các tổ chức, cá nhân cần phải cung cấp số lượng bao nhiêu quốc gia mà nhãn hiệu đã được đăng ký, 30, 50 hay 70, vấn đề tương tự cũng đặt ra đối với số lượng người tiêu dùng. Nếu ở các quốc gia khác theo hệ thống luật Anh Mỹ, thì những quy định này thường được áp dụng  dựa vào án lệ. Tuy nhiên, do đặc thù của hệ thông luật ViệtNam, không thừa nhận  án lệ như một nguồn gốc của luật. Vì vậy, cấp độ Thông tư điều chỉnh về vấn đề này để dễ dàng trong qua trình áp dụng thống nhất pháp luật.

Bên cạnh đó, có sự mâu thuẫn giữa quy định trong điểm 6 điều 75 về số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu và quy định tại điểm 20, Điều 4, Luật SHTT. Định nghĩa tại điều 4 chỉ yêu cầu NHNT chỉ cần được người tiêu dùng biến đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong khi tiêu chí công nhận lại nêu số lượng quốc gia.

Ngoài ra, ta có thể tham khảo đến bản Khuyến nghị chung của WIPO về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng (những nhãn hiệu như vậy được gọi là nhãn hiệu gây xung đột). Theo đó, nhãn hiệu sẽ bị coi là gây xung đột với NHNT khi nhãn hiệu này, hoặc một phần của nhãn hiệu này, có chứa sự sao chép, sự bắt chước, sự phiên dịch, hoặc sự phiên chữ của NHNT, có khả năng gây nhầm lẫn, nếu nhãn hiệu, hoặc phần cơ bản của nhãn hiệu này, được sử dụng, là đối tượng của đơn đăng kí hoặc đã được đăng kí đối với loại hàng hóa hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu.

Không kể đến các loại hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu này là đối tượng của đơn đăng ký hoặc đã được đăng ký, nhãn hiệu này sẽ bị coi là xung đột với NHNT khi nhãn hiệu này hoặc một phần cơ bản của nhãn hiệu này có chứa sự sao chép, sự bắt chước, sự phiên dịch, hoặc sự phiên chữ của NHNT, và khi có ít nhất một trong các điều kiện sau đây:

Sự sử dụng nhãn hiệu đó biểu thị một mối liên hệ giữa hàng hóa và dịch vụ mang nhãn hiệu, là đối tượng của đơn đăng ký, hoặc đã được đăng ký và của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng và có nguy cơ đe dọa lợi ích của họ.

Sự sử dụng nhãn hiệu đó có khả năng làm suy yếu hoặc lu mờ theo cách không công bằng những đặc tính khác biệt của NHNT.

-Sự sử dụng các nhãn hiệu đó có thể sẽ gây bất lợi cho những đặc tính khác biệt của NHNT.

Về thời hạn bảo hộ, pháp luật cũng dành cho những nhãn hiệu loại này một ưu đãi đặc biệt: quyền sở hữu công nghiệp đối với NHNT được bảo hộ vô thời hạn tính từ ngày nhãn hiệu được công nhận là nổi tiếng ghi trong quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng.

Tuy vậy, ta cũng không loại trừ trường hợp một nhãn hiệu nổi tiếng không được bảo hộ nữa. Đó là khi nhãn hiệu không còn nổi tiêng nữa, hay nói cách khác là khi các tiêu chí làm nhãn hiệu đó trở thành nổi tiếng không còn trên thực tế hoặc nhãn hiệu đã trở thành tên gọi chung của một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định (trường hợp này còn gọi là sự lu mờ nhãn hiệu).

Ở Hoa Kỳ, thậm chí còn có Đạo luật Liên bang về sự lu mờ nhãn hiệu (FTDA) vào năm 1995. Đạo luật này có những quy định về sự đền bù hay bồi thường cho việc làm lu mờ đối với nhãn hiệu nổi tiếng, các yếu tố để xác định một nhãn hiệu là phân biệt và nổi tiếng, đồng thời cũng đưa ra định nghĩa chính xác về thuật ngữ “sự lu mờ” (dilution), theo đó, sự lu mờ sẽ được hiểu là việc làm giảm khả năng của NHNT trong việc xác định và phân biệt đối với hàng hóa hay dịch vụ mang nhãn hiệu. Lịch sử đã từng có những trường hợp như vậy mà điển hình là trường hợp của viên thuốc ASPIRIN.

Trong hệ thống pháp luật về nhãn hiệu nói chung và NHNT nói riêng của Việt Nam chưa đề cập đến các biện pháp cũng như chế tài ngăn cấm việc làm lu mờ nhãn hiệu.