Trong chương trình Tăng cường sở hữu trí tuệ trong TPP – Thách thức và cơ hội có phần trao đổi của LS Nguyễn Thanh Hà và Chánh Thanh Tra Bộ KHCN Trần Minh Dũng,các khách mời đã nêu ra những điểm mới của TPP so với Trips và pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam như sau:
1. Về phần nhãn hiệu: Cần bảo hộ cả những dấu hiệu không nhìn thấy được như âm thanh và mùi hương, Việt Nam chỉ bảo hộ những cái nhìn thấy được.
2. Về phần sáng chế: Cho phép kéo dài thời hạn bảo hộ sáng chế do sự chậm trễ của văn phòng sáng chế trong quá trình thẩm định.;
– Cho phép bảo hộ dữ liệu đối với các sản phẩm hóa chất dùng trong nông nghiệp ít nhất là 10 năm kể từ ngày nộp dữ liệu để được cấp visa lưu hành hóa chất này;
– Cho phép kéo dài thời hạn bảo hộ sáng chế dược phẩm do các cắt giảm không hợp lý (Unreasonable Curtailment) trong quá trình cấp phép lưu hành. Hiểu nôm na là nếu việc đăng ký lưu hành dược tốn khoảng 05 năm thì thời hạn bảo hộ sáng chế sẽ kéo thêm 05 năm nữa.
– Cho phép bảo hộ dữ liệu dược phẩm hoặc các thông tin/dữ liệu chưa được phép công bố trong quá trình cấp phép lưu hành các loại dược phẩm mới (marketing approval) ít nhất là 05 năm tính từ ngày cấp phép.
– Đối với dược phẩm sinh hoặc hoặc có chứa biologic thì thời hạn bảo hộ dữ liệu là 8 năm kể từ ngày được cấp phép.
– Định nghĩa về dược phẩm mới: Các loại dược phẩm không chứa các hóa chất đã được chấp nhận từ trước tại nước thành viên.
3. Về phần chỉ dẫn địa lý: CDDL có thể bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu, hiện nay, Việt Nam những dấu hiệu thuộc CDDL chỉ có thể bảo hộ theo dạng nhãn hiệu tập thể hoặc chứng nhận.
4. Về quyền tác giả và quyền liên quan:
– Thời hạn bảo hộ được kéo dài lên 70 năm + suốt cuộc đời tác giả cho quyền nhân thân.
– Quyền tài sản là 70 năm kể từ ngày công bố tác phẩm lần đầu hoặc nếu không công bố trong thời hạn 25 năm kể từ ngày tạo ra tác phẩm thì thời hạn bảo hộ sẽ là 70 năm kể từ ngày tạo ra tác phẩm
5. Về phần thực thi:
-Lần đầu tiên có một quy định giải thích rõ “Quy mô thương mại – Commercial Scale” là gì, cơ sở để Việt Nam thực thi điều 171 Bộ Luật hình sự.
– Có một mục quy định về internet service provider: Phải có các quy định pháp luật cho các Internet Service Provider – ISP hợp tác với chủ thể quyền để xác định hành vi LƯU TRỮ VÀ TRUYỀN trái phép. Hành vi lưu trữ là cũng là vi phạm chưa kể đến hành vi truyền dẫn – transmission. ISP phải có biện pháp công nghệ để ngăn chặn việc truy cập đến các trang web đang có hành vi xâm phạm quyền.
P/s: Các bạn có thể đọc bản tiếng Anh trên website bộ công thương, bản tiếng Việt của thuvienphapluat đọc không hiểu được.