Thủ tục chấp thuận chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao

0
549

Câu hỏi:

Công ty mình muốn chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón hóa học có công suất 800 tấn/năm. Mình muốn hỏi là:

Mình phải làm những thủ tục gì để được chấp thuận chuyển giao công nghệ trên?

Luật sư trả lời:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.

Liên quan đến thắc mắc của bạn, tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Công nghệ sản xuất phân bón hóa học có công suất dưới 1.000 tấn/năm là công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao (Phụ lục II-Nghị định số 120/2014/NĐ-CP), do đó để được chấp thuận chuyển giao công nghệ, bạn phải làm những thủ tục sau đây:

Trước hết, theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 133/2008/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp nhận hoặc chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Đối với chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp nhận công nghệ phải có chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến việc sử dụng công nghệ tiếp nhận; có đủ điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực đủ trình độ để tiếp nhận, vận hành công nghệ một cách an toàn và phải chấp hành nghiêm chỉnh tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

– Đối với công nghệ chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu chuyển giao công nghệ phải đảm bảo không gây phương hại đến lợi ích quốc gia.

* Nộp hồ sơ:

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp nhận hoặc chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao đáp ứng được các yêu cầu trên gửi trực tiếp hồ sơ hoặc qua đường bưu điện đến Bộ Khoa học và Công nghệ để xin chấp thuận chuyển giao công nghệ.

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số133/2008/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ đối với công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao bao gồm:

– Đơn đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ theo mẫu tại Phụ lục VII Nghị định số133/2008/NĐ-CP.

 – Văn bản về tư cách pháp lý của bên đề nghị: bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép phù hợp ngành nghề được hoạt động;

– Tài liệu giải trình về công nghệ theo mẫu tại Phụ lục VIII Nghị định số133/2008/NĐ-CP.

– Tài liệu giải trình về việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định số133/2008/NĐ-CP.

Xem xét và chấp thuận:

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định Công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét và ra văn bản chấp thuận chuyển giao công nghệ. Trường hợp không chấp thuận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.