Thực tế tranh chấp giữa tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

0
932

Theo thống kê của Cục sở hữu trí tuệ, số lượng đơn đăng kí kiểu dáng công nghiệp ngày càng tăng, lượng văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được cấp càng nhiều thì số những vụ tranh chấp, khiếu nại về xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp cũng gia tăng. Bảng thống kê dưới đây sẽ thể hiện rõ hơn:

Năm

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Số đơn được nộp

680

972

1335

1595

1905

1736

1899

Số bằng độc quyền được cấp

468

647

726

1175

1370

1337

1236

Khiếu nại

53

65

210

264

92

244

99

(Theo Bộ Khoa học và công nghệ, Cục sở hữu trí tuệ, “Hoạt động sở hữu trí tuệ 2009”)

Trong lượng đơn khiếu nại được gửi lên Cục sở hữu trí tuệ về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của kiểu dáng công nghiệp, kiểu dáng công nghiệp có tranh chấp với khá nhiều đối tượng của sở hữu trí tuệ như: nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng sản phẩm của công ty khác và tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Trên thực tế, hành vi xâm phạm này còn diễn ra cao hơn nhiều so với số lượng đơn khiếu nại.

Sau đây, tôi xin đưa ra một trường hợp tranh chấp giữa kiểu dáng công nghiệp và tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

Tháng 7 năm 2004, doanh nghiệp mang tên Trường Sơn đã khiếu nại lên Cục sở hữu trí tuệ về việc doanh nghiệp Quang Minh vi phạm độc quyền kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm Sungaz.

Trường Sơn là chủ sở hữu của kiểu dáng công nghiệp Sugaz, còn Quang Minh là chủ sở hữu của kiểu dáng Gấu Misa. Sau khi nhận được đơn khiếu nại từ Trường Sơn, Cục sở hữu trí tuệ đã có công văn xác nhận rằng kiểu dáng Gấu Misa không khác biệt cơ bản với kiểu dáng Sungaz, tức Quang Minh đã có hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp Sungaz của Trường Sơn. Tuy nhiên, Quang Minh đã kịp thời chứng minh rằng bao bì của họ đã được đăng kí bản quyền tác giả tháng 7 năm 2002, trong khi 15 tháng sau bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp của Sungaz mới được cấp, tháng 12 năm 2003.

Như vậy, đây là một trường hợp khó giải quyết bởi kiểu dáng của Gấu Misa và Sungaz đều đang được bảo hộ lúc đó, khác biệt cơ bản là Gấu Misa bảo hộ theo cơ chế quyền tác giả, còn Sungaz bảo hộ theo cơ chế quyền sở hữu công nghiệp, thậm chí, Gấu Misa lại được cấp bảo hộ trước Sungaz đến hơn 1 năm, tức là Quang Minh không thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp kiểu dáng công nghiệp Sungaz của Trường Sơn. Cả Misa và Sungaz lại đưa ra làm bao bì sản phẩm trong hoạt động kinh doanh. Đó là chưa kể đến những rắc rối liên quan sau đó, là sự xuất hiện của bên thứ ba. Toàn bộ tài liệu về sự có mặt của kem xoa bóp Bengay do Hãng Pfizer của Mỹ sản xuất trên thị trường Việt Nam, được đăng kí lưu hành năm 1994 và đăng kí lại năm 1999, và được Cục sở hữu trí tuệ xác nhận cả Sungaz và Gấu Misa đều không khác biệt cơ bản với kiểu dáng công nghiệp của Bengay. Song, ở đề tài này, tôi chỉ đề cập đến tranh chấp giữa Trường Sơn và Quang Minh về kiểu dáng Sugaz và kiểu dáng Gấu Misa.

>> Xem thêm: Luật sư tranh tụng tại hồ chí minh