Tình trạng vi phạm bản quyền âm nhạc

0
602

Luật sư Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch SBLAW trả lời phóng viên Việt Hòa- Truyền hình Quốc hội về tình trang vi phạm bản quyền âm nhạc.

Mời quý vị xem nội dung sau đây:

1.  Thời gian qua, vấn đề bản quyền đã được nhà nước và các đơn vị quan tâm hơn nhiều. Quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể từng bước được bảo hộ. Nhưng tình trạng vi phạm quyền tác giả và quyền liên quan vẫn còn diễn ra với nhiều hình thức và mức độ phức tạp. Ông nghĩ thế nào về vấn đề này?

Trả lời: Việc vi phạm bản quyền và quyền liên quan hiện nay vẫn diễn ra phổ biến tại Việt Nam mặc dù các chủ thể quyền và cơ quan chức năng đã có nhiều nỗ lực.

Tôi có thể viện dẫn ở đây một ví dụ điển hình đó là tình trạng vi phạm bản quyền nhạc trên Internet, người dùng Việt Nam có thể tải các tác phẩm âm nhạc không bản quyền trên mạng một cách thoải mái mà không có các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn cũng như biện pháp ngăn chặn từ các cơ quan quản lý Internet.

Bên cạnh đó, tình trạng vi phạm bản quyền âm nhạc như hiện tượng sao chép, hiện tượng nhạc chế, đạo nhạc vẫn còn diễn ra, gây ảnh hưởng tới ngành công nghiệp âm nhạc Việt Nam.

 2. Theo quan điểm của mình, ông có thể cho biết vấn đề bản quyền âm nhạc tại Việt Nam đã được tuân thủ theo đúng quy định chưa? Và để hạn chế tình trạng vi phạm bản quyền tác phẩm âm nhạc như hiện nay, nhà nước cần có những biện pháp gì?

Bản quyền âm nhạc Việt Nam chưa được tuân thủ đúng các quy định vì thói quen dùng nhạc chùa, miễn phí ở Việt Nam vẫn còn phổ biến.

Thêm vào đó, việc thực thi trên thực tế rất khó khăn vì thời gian theo đuổi một vụ kiện hoặc xử lý vi phạm bản quyền tương đối lâu.

Vì vậy, cơ quan nhà nước cần cải cách các thủ tục thực thi quyền làm sao không làm nản lòng các chủ thể quyền khi họ muốn tiến hành xử lý vi phạm.