Ngày 18 tháng 06 năm 2012, Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 được Quốc Hội ban hành điều chỉnh về lĩnh vực lao động, có hiệu lực vào ngày 01/05/2013, thay thế Luật lao động số 35/2002/QH10, 74/2006/QH11, 84/2007/QH11. 242 điều của Bộ Luật được chia thành 17 chương như sau:
- Những quy định chung
- Việc làm
- Hợp đồng lao động
- Học nghề, đào tạo, bồi dưỡng , nâng cao trình độ kỹ năng nghề
- Đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể
- Tiền lương
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
- Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
- An toàn lao động, vệ sinh lao động
- Những quy định riêng đối với lao động nữ
- Những quy định riêng đối với lao động chưa thành viên, và một số loại lao động khác
- Bảo hiểm xã hội
- Công đoàn
- Giải quyết tranh chấp lao động
- Quản lý Nhà nước về Lao động
- Thanh tra lao động, xử phạt vi phạm pháp luật về lao động
- Điều khoản thi hành
So với Luật cũ, Bộ Luật Lao động 2012 có nhiều điểm cải tiến đáng kể. Trong đó, có những điểm mới đáng chú ý của Bộ Luật này về thời gian nghỉ thai sản đối với lao động nữ như: tổng thời gian nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng, trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng, đối với chính sách sách tiền lương như: mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho NLĐ làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ và gia đình, đối với thời gian làm việc quy định thêm NLĐ không được làm thêm quá 30h một tháng và 200h một năm, trừ một số trường hợp đặc biệt, hay tăng thời gian nghỉ Tết âm lịch nguyên lương lên 5 ngày.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về Bộ Luật, mời Quý khách truy cập theo link sau: 10_2012_QH13_142187
Mời Quý xem thêm tư vấn của luật sư SBLaw về vấn đề xin giấy phép lao động tại Việt Nam