Dịch vụ tư vấn đóng cửa văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài.

0
369

Doanh nghiệp hỏi: Chúng tôi là văn phòng đại diện của một công ty nước ngoài, chúng tôi muốn hỏi luật sư về thủ tục đóng cửa văn phòng đại diện tại Việt Nam?

Luật sư trả lời: Về thủ tục đóng cửa văn phòng đại diện, chúng tôi tư vấn như sau:

 I.THỦ TỤC ĐÓNG CỬA  VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN (R.O)

Theo Nghị định số 72/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là “RO”) và Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam sẽ được chấm dứt hoạt động trong một số trường hợp sau đây:

  1. Theo đề nghị của thương nhân nước ngoài và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận;
  2. Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh;
  3. Hết thời hạn hoạt động theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện mà thương nhân nước ngoài không đề nghị gia hạn;
  4. Hết thời hạn hoạt động của Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện mà không được cơ quan cấp Giấy phép chấp thuận gia hạn;
  5. Bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

Để thực hiện việc đóng cửa R.O trong trường hợp như đã đề cập ở Mục a. nêu ở trên, Khách hàng phải:

  • Hoàn thiện và thanh toán các nghĩa vụ tài chính, thuế với Chính phủ Việt Nam để đóng mã số thuế của R.O (nếu có);
  • Quyết toán và trả tất cả thuế thu nhập cá nhân của Trưởng Văn phòng đại diện và tất cả nhân viên và nhận được giấy chứng nhận hoàn thành công việc này,
  • Thanh lý tất cả các hợp đồng lao động và hợp đồng khác như hợp đồng cho thuê văn phòng, hợp đồng với một số nhà cung cấp (nếu có);
  • Thanh toán tất cả các khoản nợ (nếu có);

 

II.DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA CHÚNG TÔI.

Liên quan đến việc thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam, phạm vi dịch vụ của chúng tôi bao gồm:

1.Chuẩn bị các tài liệu trong hồ sơ đơn :

– Thông báo cho khách hàng về các tài liệu cần thiết theo pháp luật Việt Nam;

– Dự thảo các tài liệu trong hồ sơ xin cấp phép bằng tiếng Anh;

– Trao đổi với khách hàng trong việc soạn thảo các tài liệu;

– Điều chỉnh hồ sơ dựa trên ý kiến của khách hàng;

– Tiếp thu ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền;

– Hoàn thiện hồ sơ trên cơ sở nhận xét của cơ quan có thẩm quyền;

– Dịch các tài liệu sang tiếng việt để ký.

2.Thủ tục cấp phép:

– Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

– Theo dõi hồ sơ trong quá trình nhận sự chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền;

– Cập nhật cho khách hàng về tiến trình cũng như những yêu cầu thêm, nếu có