Tư vấn hoạt động nhượng quyền cho nhà hàng Hàn Quốc tại Việt Nam

0
803

Câu hỏi: Tôi có việc sau xin được sự hỗ trợ của anh chị.

Hiện tại tôi đang làm việc cho một nhà hàng tại Hàn Quốc. Ông chủ nhà hàng cũng chính là giám đốc của một công ty ở Hàn Quốc có chuỗi nhà hàng ăn uống đã hoạt động được gần 19 năm và kinh doanh rất tốt ở Seoul, Busan, Incheon và các thành phố khác.

Vì tôi sắp hết thời hạn lao động tại Hàn Quốc và bắt buộc phải về Việt Nam (dự kiến là cuối tháng 11/2021). Ông chủ muốn giúp tôi mở nhà hàng giống như mô hình kinh doanh của ông ấy để hoạt động ở Hà Nội (sau này có thể mở rộng ở các thành phố lớn khác).

Ông ấy có nói là đã hỏi Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc thì được giải thích là phải đăng ký “franchise” (nhượng quyền) gì đó tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Vậy anh/chị vui lòng cho tôi biết thủ tục phía công ty bên Hàn Quốc phải làm những gì và chuẩn bị những tài liệu gì để giúp tôi được kinh doanh nhà hàng giống như họ đang thực hiện ở bên Hàn Quốc (thông qua kiểu “franchise”).

Vì tôi phải trả lời ông ý gấp nên rất mong anh/chị cung cấp cho tôi sơ bộ thủ tục và danh mục tài liệu mà phía công ty Hàn Quốc (và bản thân tôi) cần chuẩn bị.

Trả lời: Về vấn đề anh hỏi, chúng tôi tư vấn cụ thể như sau;

Qua email bạn gửi, chúng tôi được biết anh đang có nhu cầu tiến hành thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam.

Theo quy định, nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài sẽ phải đăng ký với Bộ Công thương trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam. Trong trường hợp này, SB Law có thể hỗ trợ anh các công việc sau:

– Soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại mẫu sử dụng cho các trường hợp nhượng quyền tại Việt nam;

– Tiến hành đăng ký hoạt động nhượng quyền cho bên Nhượng quyền tại Bộ Công thương.

Các tài liệu cần thiết cung cấp:

– Giấy ủy quyền của Bên nhượng quyền;

– Tờ khai đăng ký hoạt động nhượng quyền;

– Bản mô tả hoạt động nhượng quyền;

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu trí tuệ;

– Thư chấp thuận của bên nhượng quyền chính (trong trường hợp nhượng quyền thứ cấp);

– Báo cáo tài chính năm gần nhất;

– Hợp đồng nhượng quyền.

Mời bạn tham khảo thêm:

Tư vấn nhượng quyền thương mại