Tự ý lục soát, khám xét nhà người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

0
729

Câu hỏi: Tôi là Sơn. Một người hàng xóm nghi ngờ con trai tôi ăn trộm điện thoại của anh  ta nên đã sang nhà tôi lục soát 1 cách vô cớ. Trong khi anh ta không hề có căn cứ khách quan cho rằng con tôi đã lấy điện thoại của anh ta mà đó chỉ là ý nghĩ chủ quan của anh ta. Vậy với hành vi anh ta tự ý xông vào nhà tôi lục soát phải chịu trách nhiệm gì trên phương diện pháp luật?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB LAW cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 158 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội xâm phạm chỗ ở của người khác:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;

b) Đui trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;

c) Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp phápvào chỗ ở của họ;

d) Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì việc người hàng xóm đó sang nhà bạn lục soát, khám xét để tìm chiếc điện thoại bị mất là hành vi vi phạm pháp luật. Anh ta có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm chỗ ở của người khác.

Vụ việc được cho là một Nguyên Phó GĐ Chi nhánh Ngân hàng Eximbank TPHCM đã lợi dụng khách hàng ký khống giấy ủy quyền để điền tên người được ủy quyền rút tiền tiết kiệm của khách hàng. Vụ việc này đặt ra vấn đề gì trong quy trình bảo vệ tiền gửi trong ngân hàng? Eximbank cho biết các tài khoản tiền gửi tiết kiệm mà bà Bình đề nghị tất toán đã được rút một phần và chữ ký trên các chứng từ rút tiền được C44 thông tin là chữ ký thật của bà Bình. Do vậy Eximbank khẳng định trước mắt ngân hàng chưa có cơ sở để giải quyết yêu cầu tất toán sổ của khách hàng. Ngân hàng sẽ chờ phán quyết của Tòa án thì mới trả lại tiền. – Câu trả lời của Ngân hàng như vậy có thỏa đáng không? Vì sao? – Tòa án có thể phán xử theo hướng nào ? Dựa trên cơ sở luật pháp như thế nào? – Trong trường hợp Ngân hàng không chịu trả tiền, khách hàng có thể làm gì? – Những người gửi tiền cần tiến hành những biện pháp gì để tự bảo vệ? Những vấn đề này được luật sư Nguyễn Thanh Hà chía sẻ trong tiểu mục Báo chí và góc nhìn, kênh InfoTV.