Việt kiều có thể mở tài khoản ngân hàng và mua nhà tại Việt Nam?

0
4960

Câu hỏi:

Tôi là Việt kiều Mỹ, tôi sẽ đến Việt Nam và ở đây khoảng 2 tháng. Xin hỏi: Tôi có thể mở tài khoản ngân hàng và mua nhà ở Việt Nam không?

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật TNHH SB Law cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi. Liên quan đến thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

1. Mở tài khoản ngân hàng tại Việt Nam

Với cá nhân là Việt Kiều vẫn mang quốc tịch Việt Nam hoặc có giấy tờ chứng minh gốc Việt Nam thì hoàn toàn có thể mở tài khoản ngân hàng tại Việt Nam với thủ tục được áp dụng như người Việt Nam.

Đối tượng mở tài khoản thanh toán ở Việt Nam theo Khoản 6, Điều 1, Thông tư 02/2019/TT-NHNN quy định:

1. Cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng bao gồm:

a) Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;

c) Người chưa đủ 15 tuổi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật;

d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.

Hồ sơ mở tài khoản thanh toán theo Khoản 7 Điều 1, Thông tư 02/2019/TT-NHNN:

a) Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản và phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này;

Trong đó giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán cá nhân phải có đủ những nội dung chủ yếu sau:

Thông tin về chủ tài khoản, bao gồm:

– Đối với cá nhân là người Việt Nam: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số điện thoại; số thẻ căn cước công dân hoặc số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu còn thời hạn, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và nơi ở hiện tại; thuộc đối tượng người cư trú hay người không cư trú;

– Đối với cá nhân là người nước ngoài: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số điện thoại; số hộ chiếu còn thời hạn, ngày cấp, nơi cấp, thị thực nhập cảnh; địa chỉ nơi đăng ký cư trú ở nước ngoài và nơi đăng ký cư trú tại Việt Nam; thuộc đối tượng người cư trú hay người không cư trú.

– Đối với trường hợp cá nhân mở tài khoản thanh toán thông qua người người giám hộ, người đại diện theo pháp luật: thông tin về người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản, bao gồm:

– Trường hợp người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản là cá nhân, các thông tin về người giám hộ, người đại diện theo pháp luật được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

– Mẫu chữ ký của chủ tài khoản hoặc người đại diện theo pháp luật, người giám hộ và những người khác có liên quan (nếu có) trên chứng từ giao dịch với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

b) Thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, giấy khai sinh (đối với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi), thị thực nhập cảnh hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh (đối với cá nhân là người nước ngoài) của chủ tài khoản;

c) Trường hợp cá nhân mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ, người đại diện theo pháp luật thì ngoài các giấy tờ nêu tại điểm a và b khoản 1 Điều này, hồ sơ mở tài khoản thanh toán phải có thêm thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người giám hộ, người đại diện theo pháp luật và các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đó đối với chủ tài khoản.

Các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này (ngoại trừ Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu của ngân hàng) là bản chính hoặc bản sao. Đối với các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán bằng tiếng nước ngoài, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thỏa thuận với khách hàng về việc dịch ra tiếng Việt nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

– Các giấy tờ chứng minh việc tổ chức mở tài khoản thanh toán được thành lập và hoạt động hợp pháp (quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp); giấy tờ chứng minh tư cách người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản trong mở và sử dụng tài khoản thanh toán (quyết định bổ nhiệm, văn bản ủy quyền) phải được dịch toàn bộ ra tiếng Việt;

– Hộ chiếu và các giấy tờ khác trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán chỉ phải dịch ra tiếng Việt khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Bản dịch ra tiếng Việt phải được đính kèm bản chính bằng tiếng nước ngoài để kiểm tra, đối chiếu;

– Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chịu trách nhiệm kiểm soát và đảm bảo tính trung thực, chính xác và đầy đủ về nội dung được dịch ra tiếng Việt so với nội dung của các giấy tờ bằng tiếng nước ngoài.”

Thủ tục thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc phương tiện điện tử đến ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nơi đề nghị mở tài khoản thanh toán.

Bước 2: Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng phải kiểm tra các giấy tờ trong hồ sơ, đối chiếu với các yếu tố đã kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán và xử lý:

a) Trường hợp khách hàng nộp trực tiếp hoặc gửiqua đường bưu chính:

– Nếu các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán chưa đầy đủ, hoặc các yếu tố kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản chưa khớp đúng với các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng thông báo cho khách hàng để hoàn thiện, nộp lại hồ sơ;

– Nếu các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán đã đầy đủ, các yếu tố kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản hoàn toàn khớp đúng với các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán nhưng giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán là bản sao mà không phải là bản sao có chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc thì ngân hàng, chi nhánh ngân hàng thông báo cho khách hàng nộp bản sao có chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc xuất trình bản chính để đối chiếu. Đối với trường hợp xuất trình bản chính để đối chiếu, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng phải xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính;

– Nếu các giấy tờ tại hồ sơ mở tài khoản thanh toán đã đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ theo quy định, các yếu tố kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản hoàn toàn khớp đúng với các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng tiến hành ký hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán với khách hàng theo quy định tại khoản 3 Điều này.

b) Đối với trường hợp khách hàng gửi qua phương tiện điện tử:

– Nếu các giấy tờ tại hồ sơ mở tài khoản thanh toán chưa đầy đủ, hoặc các yếu tố kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản chưa khớp đúng với các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng thông báo cho khách hàng để hoàn thiện hồ sơ;

– Nếu các giấy tờ tại hồ sơ mở tài khoản thanh toán đã đầy đủ, các yếu tố kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản hoàn toàn khớp đúng với các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thông báo cho khách hàng nộp bản sao có chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc xuất trình bản chính để đối chiếu. Đối với trường hợp xuất trình bản chính để đối chiếu, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng phải xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.

Trường hợp ngân hàng, chi nhánh ngân hàng từ chối mở tài khoản thanh toán thì phải thông báo lý do cho khách hàng biết.

Bước 3: Ký hợp đồng mở và sử dụng tài khoản thanh toán

Đối với tài khoản thanh toán của cá nhân: ngân hàng, chi nhánh ngân hàng phải gặp mặt trực tiếp chủ tài khoản hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản (đối với trường hợp mở tài khoản thông qua người giám hộ, người đại diện theo pháp luật) khi ký hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán. Trường hợp cá nhân ở nước ngoài, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng không thể gặp mặt trực tiếp thì có thể thực hiện xác minh thông tin nhận biết khách hàng thông qua ngân hàng đại lý hoặc bên trung gian nhưng phải đảm bảo xác minh được chính xác về chủ tài khoản và chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với việc xác minh, nhận biết chủ tài khoản thanh toán của đơn vị mình. Việc lựa chọn bên trung gian thực hiện xác minh thông tin khách hàng phải tuân thủ quy định tại Điều 10 Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng chống rửa tiền và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);

2. Về việc mua nhà tại Việt Nam

Theo Khoản 2, Điều 5, Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật nhà ở quy định:

Điều 5. Giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở

……………………………

2. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có giấy tờ theo quy định sau đây:

a) Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;

b) Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.”

Như vậy, bạn phải có một trong các giấy tờ trên thì bạn sẽ là đối tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam.