Xử lý hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm lộ thông tin cá nhân

0
396

Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật SB LAW trả lời trên Truyền hình Quốc hội trong Chương trình HIỂU ĐÚNG – LÀM ĐÚNG về việc xử lý hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm lộ thông tin cá nhân.

TH (Xử lý hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm lộ thông tin cá nhân):  chị Hoa nghi ngờ mình bị ung thư đại tràng và có đi khám ở 1 bệnh viện X trong thành phố và được bác sĩ kết luận là chỉ bị viêm chứ không phải ung thư. Tuy nhiên, 6 tháng sau, chị Hoa nhận được 1 cuộc điện thoại từ số lạ xưng là bác sĩ Tài, đang công tác ở bệnh viện X và khẳng định đã xem qua hồ sơ bệnh án của chị Hoa và chị Hoa đã bị ung thư đại tràng, giờ di căn lên toàn bộ cơ thể, đồng thời gợi ý chị Hoa đến mua thuốc thảo dược ở 1 cơ sở tư nhân. Vì quá lo sợ nên chị Hoa đã đi mua thuốc và sau 1 thời gian mới biết là mình bị lừa. Chị Hoa đã đến gặp bác sĩ để kiện tội lừa đảo và làm lộ thông tin cá nhân.

Luật sư tư vấn:

Xét hành vi của Tài:

  • Tự xưng là Bác sĩ, công tác ở bệnh viện X, khẳng định đã xem qua hồ sơ bệnh án của chị Hoa và nói chị Hoa đã bị ung thư đại tràng, đồng thời gợi ý chị Hoa đến mua thuốc thảo dược ở 1 cơ sở tư nhân.

Tài có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 BLHS:

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
  2. a) Có tổ chức;
  3. b) Có tính chất chuyên nghiệp;
  4. c) Tái phạm nguy hiểm;
  5. d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

  1. e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
  2. g) Gây hậu quả nghiêm trọng …”.

Còn hành vi làm thông tin cá nhân, cần xét rõ:

  • Tài có phải là Bác sĩ của Bệnh viện X không?

+ Nếu Tài không phải là bác sĩ của bệnh viện thì cá nhân nào của Bệnh viện cung cấp thông tin này cho Tài? hay Tài tự dùng thủ đoạn để biết được thông tin?

+ Nếu Tài là bác sĩ của bệnh viện X thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, Tài còn có thể bị bệnh viện X xử lý kỷ luật tùy mức độ vi phạm vì đã vi phạm quyền của người bệnh, cụ thể đó là quyền được tôn trọng bí mật riêng tư (Điều 8 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009):

“1. Được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án.

  1. Thông tin quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định”.