Ý nghĩa của việc bảo hộ nhãn hiệu

0
486

– Đối với chủ sở hữu :

+ Yên tâm đầu tư

+ Yên tâm sản xuất, kinh doanh (bảo đảm an toàn cho khai thác Nhãn hiệu hàng hóa)

+ Có thể độc quyền sản xuất kinh doanh

+ Có thể chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ hàng hóa.

– Đối với người tiêu dùng:

+ Bảo đảm chất lượng sản phẩm

Vấn đề được đề cập

Thoả ước

Nghị định thư

Mục đích

Tạo điều kiện thuận lợi và giảm chi phí,thời gian cho việc đăng kí một nhãn hiệu tại nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ bằng cách các nước/vùng lãnh thổ cùng lập ra một liên minh trong đó chủ một nhãn hiệu tại một thành viên (hoặc bên tham gia ) có thể đăng kí nhãn hiệu của mình tại một số hoặc tất cả các thành viên (Bên tham gia) bằng cách nộp một đơn duy nhất (đơn quốc tế) cho cơ quan thẩm quyền theo quy định của Thỏa ước/Nghị định thư mà không cần nộp cho mỗi thành viên (Bên tham gia) một đơn riêng.

Ngưòi có quyền nộp đơn đăng kí nhãn hiệu theo hệ thống Madrid

Cá nhân là công dân hoặc người cư trú tại nước thành viên của Thỏa ước, pháp nhân có cơ sở kinh doanh(sản xuất/thương mại) hoạt động thực thụ tại nước thành viên của thỏa ước.

 

Cá nhân là công dân hoặc cư trú tại lãnh thổ của bên tham gia nghị định thư (bao gồm cả tổ chức tham gia không phải là một nước), pháp nhân có cơ sở kinh doanh hoạt động thực thụ tại lãnh thổ bên tham gia

Điều kiện về tình trạng bảo hộ  tại nước xuất xứ đối với nhãn hiệu đăng kí theo hệ thống Madrid

Nhãn hiệu phải được bảo hộ (đã kí được đăng kí) tại nước xuất xứ trước ngày nộp đơn quốc tế theo thỏa ước

 
Nhãn hiệu phải được bảo hộ  (đã được đăng kí ) hoặc đã được nộp  đơn đăng kí tại bên tham gia trước ngày nộp đơn quốc tế theo nghị định thư.

Nộp đơn đăng kí quốc tế cho ai

cho văn phòng quốc tế thuộc tổ chức SHTT thế giới (WIPO) thông qua cơ quan có thẩm quyền đăng kí nhãn hiệu quốc gia (hoặc cơ quan tương ứng của bên tham gia)

Thời hạn hiệu lực của đăng kí quốc tế

20 năm, có thể gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần 20 năm.

 

10 năm, có thể gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần 10 năm.

Sự phụ thuộc của hiệu lực đăng kí quốc tế với đăng kí ở nước/Bên tham gia xuất xứ (đăng kí cơ sở)

Trong thời hạn 5 năm tính từ ngày đăng kí quốc tế, hiệu lực của đăng kí quốc tế bị lệ thuộc vào hiệu lực đăng kí cơ sở. Cụ thể là nếu đăng kí cơ sở bị mất hiệu lực (toàn phần hoặc một phần, do bị khiếu nại hoặc do tự nguyện…) thì đăng kí quốc tế cũng bị mất hiệu lực như vậy.

 

Sau thời hạn nói trên, đăng kí quốc tế không còn bị lệ thuộc vào đăng kí cơ sở nữa.

Trong thời hạn 5 năm tính từ ngày đăng kí quốc tế, hiệu lực của đăng kí quốc tế bị lệ thuộc vào hiệu lực của đăng kí cơ sở. Nếu đăng kí xuất xứ mất hiệu lực (toàn phần hoặc một phần) thì đăng kí quốc tế cũng mất hiệu lực như vậy.

Nếu muốn, người nộp đơn có thể chuyển đổi đơn quốc tế thành đơn quốc gia (nộp vào các nước/Bên tham gia mà đăng kí quốc tế trước đây có hiệu lực) với ngày ưu tiên là ngày nộp đơn quốc tế.

Đơn quốc tế

– Ngôn ngữ

– Các tài liệu cần có

 

 

 

 

Quyền ưu tiên

 

 

Tiếng Pháp

 

– Tờ khai (làm theo mẫu) + mẫu nhãn hiệu,

–  Danh mục sản phẩm/dịch vụ  mang nhãn hiệu

– Bản sao đăng kí cơ sở

–  Chứng từ nộp phí đăng kí quốc tế.

 

 

– Đơn đăng kí quốc tế được hưởng quyền ưu tiên theo nguyên tắc về quyền ưu tiên tại điều 4 công ước pari về bảo hộ sở hữu công nghiệp

Tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha (tùy chọn; Việt Nam chỉ chấp nhận tiếng Anh và tiếng Pháp)

 

– Tờ khai (làm theo mẫu) + mẫu nhãn hiệu,

-Danh mục sản phẩm/dịch vụ  mang nhãn hiệu

– Bản sao đăng kí cơ sở hoặc Tờ khai nộp đơn cơ sở.

– Chứng từ nộp phí đăng kí quốc tế.

 

 

– Đơn đăng kí quốc tế được hưởng quyền ưu tiên theo nguyên tắc về quyền ưu tiên tại điều 4 công ước pari về bảo hộ sở hữu công nghiệp.

Nộp đơn cho ai?

Văn phòng quốc tế của WIPO, thông qua Cơ quan đăng kí nhãn hiệu của nước/Bên tham gia đăng kí.

Phí đăng kí quốc tế

Khuôn khổ đề tài có giới hạn nên không đề cập tại đây

Trình tự xử lí đơn đăng kí quốc tế tại Văn phòng quốc tế WIPO – Thẩm định hình thức đơn và đăng bạ quốc tế.

Sau khi Văn phòng quốc tế nhận được Đơn, Đơn sẽ được Văn phòng quốc tế xem xét về mặt hình thức (có đủ các tài liệu tối thiểu theo yêu cầu không; các tài liệu có đáp ứng các đòi hỏi của Thỏa ước/Nghị định thư hay không; có phân loại sản phẩm/dịch vụ không và phân loại có chính xác không; có đủ phí không…). Nếu Đơn đáp ứng các đòi hỏi, Văn phòng quốc tế tiến hành đăng bạ quốc tế nhãn hiệu đó và công bố việc đăng bạ đó trên Công báo của WIPO kèm theo thông báo cho Người nộp đơn ( chủ đăng kí quốc tế) và cho các nước/Bên tham gia được chỉ định. Nếu Đơn không đáp ứng các đòi hỏi, Văn phòng quốc tế thông báo cho Người nộp đơn về thiếu sót đó. Người nộp đơn có 3 tháng để sửa chữa thiếu sót. Thời hạn sửa chữa có thể được kéo dài tối đa thêm 3 tháng nữa. Nếu Người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót trong thời gian đó, Đơn coi như bị rút bỏ.

 

Thẩm quyền và trình tự xử lí đơn quốc tế tại Cơ quan của nước/Bên tham gia được chỉ định: Thẩm định nội dung đơn, từ chối hoặc chấp nhận bảo hộ tại nước/Bên tham gia được chỉ định

Đăng kí quốc tế sau khi được đăng bạ quốc tế sẽ được gửi cho Cơ quan (đăng kí nhãn hiệu) của nước/Bên tham gia được chỉ định. Cơ quan này sẽ thẩm định nội dung đơn quốc tế giống như đới với đơn đăng kí quốc gia (nộp trực tiếp). Nếu có lí do để từ chối đăng kí (bảo hộ) thì trong một thời hạn nhất định (thời hạn từ chối) Cơ quan phải thông báo cho Văn phòng quốc tế về lí do và quyết định từ chối. Nếu trong thời hạn từ chối mà Cơ quan được chỉ định không có thông báo từ chối thì đăng kí quốc tế đó được coi là được đăng kí (bảo hộ) tại nước/Bên tham gia được chỉ định.

Thời hạn từ chối: 12 tháng đối với thoả ứoc và  Thời hạn từ chối 18 tháng hoặc dài hơn đối với nghị định thư

Thông báo từ chối bảo hộ,phản đối từ chối bảo hộ

– Trong trường hợp từ chối đăng kí (bảo hộ) –dù là quyết định tạm thời hay là quyết định cuối cùng – Cơ quan của nước/Bên tham gia được chỉ định đều phải thông báo bằng văn bản cho Văn phòng quốc tế.

– Văn phòng quốc tế ghi nhận thông báo từ chối vào đăng bạ quốc tế và gửi thông báo trên cho Cơ quan xuất xứ và người nộp đơn. Người nộp đơn có quyền phản đối (khiếu nại) lí do từ chối theo trình tự do pháp luật của nước/Bên tham gia được chỉ định.

Thay đổi thông tin liên quan

Mọi thay đổi về chủ sở hữu và sản phẩm/dịch vụ, lãnh thổ bảo hộ…đều phải được thông báo bằng văn bản (theo mẫu) cho Văn phòng quốc tế và được Văn phòng quốc tế ghi nhận vào đăng bạ quốc tế và công bố trên Công báo của WIPO.

Đại diện của ngưòi nộp đơn trước văn phòng quốc tế

– Người nộp đơn hoặc chủ sở hữu có thể có một đại diện trước Văn phòng quốc tế. Địa chỉ của đại diện phải: thuộc lãnh thổ của một Bên tham gia bị ràng buộc bởi Thỏa ước, đối với đơn quốc tế chỉ chịu sự điều chỉnh của Thỏa ước; thuộc lãnh thổ của một Bên tham gia bị ràng buộc bởi Nghị định thư, đối với đơn quốc tế chỉ chịu sự điều chỉnh của Nghị định thư; thuộc lãnh thổ của một Bên tham gia, đối với đơn quốc tế chịu sự điều chỉnh của cả Thỏa ước và Nghị định thư; thuộc lãnh thổ của một Bên tham gia đối với đăng kí quốc tế.

– Người nộp đơn hoặc chủ sở hữu chỉ có thể có một đại diện duy nhất. Trường hợp chỉ định nhiều đaiị diện, chỉ có đại diện được chỉ định đầu tiên mới được coi là đại diện và ghi nhận là đại diện. Trường hợp một công ti hợp danh hoặc nhiều hãng gồm nhiều đại diện pháp luật hoặc đại diện sở hữu công nghiệp được chỉ định làm người đại diện trước Văn phòng quốc tế thì tổ chức đó được coi là một người đại diện.

– Việc chỉ định đại diện có thể được thể hiện trong đơn quốc tế hoặc trong một chỉ định sau hoặc trong một yêu cần ghi nhận sự thay đổi hay hủy bỏ nếu việc chỉ định yêu cầu sau đó được thực hiện thông qua một Cơ quan.

– Việc chỉ định đại diện cũng có thể được tiến hành bằng một giao dịch riêng, có thể liên quan đến một hoặc nhiều đơn quốc tế hoặc đăng kí quốc tế cụ thể hoặc liên quan đến tất cả các đơn quốc tế hoặc đăng kí quốc tế trong tương lai của người nộp đơn hoặc chủ sở hữu. Tài liệu này sẽ được nộp cho Văn phòng quốc tế: bởi người nộp đơn, chủ sở hữu hoặc đại diện được chỉ định; bởi cơ quan xuất xứ, hoặc bởi một cơ quan liên quan khác nếu người nộp đơn, chủ sở hữu hoặc đại diện được chỉ định yêu cầu và cơ quan đó cho phép nộp như vậy.

– Thông báo phải được kí bởi người nộp đơn hoặc chủ sở hữu hoặc cơ quan mà tài liệu giao dịch được nộp qua đó.

Chỉ định sau(mở rộng lãnh thổ bảo hộ)

Việc mở rộng lãnh thổ bảo hộ có thể được thực hiện sau khi nhãn hiệu được đăng bạ quốc tế bởi Văn phòng quốc tế, chủ đăng kí quốc tế có thể mở rộng lãnh thổ yêu cầu bảo hộ bằng cách nộp Yêu cầu chỉ định sau đối với đăng kí quốc tế (theo mẫu) cho Văn phòng quốc tế cũng các khoản phí theo quy định.

 + Tăng độ tin cậy cho người tiêu dùng

-Đối với xã hội:

+ Có được thông tin pháp lý

+ Đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa

+ Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh