Kiểu dáng công nghiệp là tài sản vô hình và rất khó có thể định giá. Quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp chỉ phát sinh trên cơ sở Bằng độc quyền cấp theo thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Trong thời hạn bảo hộ tối đa là 15 năm chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có những quyền sau : Quyền tài sản, Quyền nhân thân (điều 751, Bộ luật dân sự 2005); Chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp(điều 753, Bộ luật dân sự 2005).
Quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp là độc quyền sở hữu của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có nghĩa là chủ sở hữu vừa có quyền sử dụng vừa có quyền ngăn cấm người khác sử dụng kiểu dáng công nghiệp của mình. Theo pháp luật Việt Nam quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp bao gồm các hành vi nhằm mục đích kinh doanh cụ thể là: Sản xuất; Đưa vào lưu thông, quảng cáo nhằm bán, chào bán, tàng trữ để bán; Nhập khẩu sản phẩm có hình dáng bên ngoài được bảo hộ với danh nghĩa là kiểu dáng công nghiệp.
Bên cạnh việc bảo vệ lợi ích cho chủ sở hữu, nhà nước cũng quan tâm bảo vệ lợi ích của cộng đồng bằng việc ra các quy định về trường hợp hạn chế quyền đối với kiểu dáng công nghiệp : Gồm những trường hợp sử dụng kiểu dáng công nghiệp không phải xin phép, không phải trả thù lao cho chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp và trường hợp áp dụng cho người sử dụng trước kiểu dáng công nghiệp (Điều 134, Luật sở hữu trí tuệ 2009 và Nghị định 103/2006/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung tại NĐ 102/2010). Liên quan đến độc quyền sử dụng của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp cũng cần xét đến một vấn đề đó là “nhập khẩu song song”.
Nhập khẩu song song liên quan đến lĩnh vực kiểu dáng công nghiệp được hiểu là việc một nhà nhập khẩu, không có bất cứ sự liên quan nào đối với chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp, tiến hành nhập khẩu một hàng hóa nhất định, chứa đựng kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp, vào một thì trường mà ở thị trường này háng hóa chứa đựng kiểu dáng công nghiệp nói trên đã được cung cấp bởi một nhà phân phối được cấp li-xăng, hoặc được chỉ định bởi chính chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp. Như vậy, một hàng hóa chứa đựng cùng một chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp sẽ được ít nhất hai nhà cung cấp khác nhau cùng cung cấp trên cùng một thị trường, và chỉ một trong hai nhà cung cấp được sự đồng ý của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp về việc thực hiên hành vi thương mại đối với kiểu dáng công nghiệp đó.
Bên cạnh quyền sử dụng chủ sở hữu còn có quyền chuyển giao quyền sử dụng đó cho người khác. Đây là hính thức khai thác gián tiếp quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp. Qua đó chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp được hưởng một khoản lợi nhuận mà không phải trực tiếp sử dụng kiểu dáng công nghiệp của mình. Việc cho phép sử dụng kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu được thực hiện qua hợp đông li-xăng. Hợp đồng này chỉ có giá trị pháp lý khi đã được đăng ký tại cục sở hữu trí tuệ.
Một trong những quyền quan trọng của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp là quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại. Nhà nước trao cho chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp quyền này để tự bảo vệ mình trước các hạnh vi vi phạm quyền, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.