(Q&A) Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai.

0
558

Q: Xin hỏi Luật sư. Nhà tôi có sổ bìa đỏ được UBND huyện cấp năm 1998. Nhà bên cạnh có sổ bìa đỏ cũng cấp năm 1998 nhưng năm 2008 chuyển nhượng cho con trai diện tích không đúng như trong sổ bìa đỏ của năm 1998.

Vậy khi 2 gia đình tranh chấp đất đai sẽ giải quyết như thế nào theo sổ bìa đỏ cũ hay sổ bìa đỏ mới.

Nếu bố tôi (người đứng sổ bìa đỏ) có ký vào danh giới giáp danh giữa hai nhà để nhà bên làm sổ nhưng không được xem diện tích đo lúc bấy giờ thì khi tranh chấp sẽ như thế nào?

Rất mong được Luật sư giúp đỡ, xin trân trọng cảm ơn!

A: Qua thông tin chị cung cấp chúng tôi chưa được biết nội dung tranh chấp cụ thể là như thế nào.

Về nguyên tắc khi tranh chấp cả 2 bên phải đưa ra các tài liệu chứng minh cho vấn đề tranh chấp.

Để có thể tư vấn chính xác và cụ thể hơn mời chị cung cấp thêm các tài liệu về nội dung tranh chấp hoặc liên hệ lại với chúng tôi theo địa chỉ của SBLAW.

 

Tranh chấp đất đai là dạng tranh chấp phổ biến, phức tạp nhất hiện nay (án tranh chấp đất đai chiếm phần lớn án tranh tụng tại các Tòa án trên khắp lãnh thổ Việt Nam). Do đó, để giải quyết tranh chấp đất đai, cần phải xác định được các dạng tranh chấp đất đai phổ biến. Có các các dạng tranh chấp đất đai phổ biến như sau:
Nhóm thứ nhất: Tranh chấp xác định chủ thể có quyền sử dụng đất.
Đây là tranh chấp phát sinh trong quá trình sử dụng đất không liên quan đến các giao dịch về đất đai và tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Về bản chất khi giaỉ quyết tranh chấp này Tòa án phải xác định quyền sử dụng đất thuộc về ai.
Các tranh chấp phổ biến trong trường hợp này là tranh chấp về ranh giới đất liền kề, ngõ đi, cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng bị trùng diện tích, người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chủ cũ đòi lại đất hoặc chủ cũ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng người sử dụng đất cho rằng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không đúng.
Nhóm thứ hai: Tranh chấp liên quan đến các giao dịch về quyền sử dụng đất (chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển đổi quyền sử dụng đất, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất…).
Các tranh chấp này có thể là yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, công nhận hiệu lực của hợp đồng, tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu…Bản chất của tranh chấp trong các trường hợp này là tranh chấp về hợp đồng dân sự.
Nhóm thứ ba: Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.
Thông thường đây là các tranh chấp yêu cầu phân chia di sản thừa kế. Bản chất của dạng tranh chấp này là tranh chấp thừa kế có đối tượng là quyền sử dụng đất và Tòa án phải xác định ranh giới đất để phân chia.
Nhóm thứ tư: Tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất.
Tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất bao gồm: tranh chấp tài sản về nhà ở, vật kiến trúc khác như nhà bếp, nhà tắm, nhà về sinh, giếng nước, nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở; các công trình xây dựng trên đất được giao để sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh như nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới, tiêu nước, chuồng trại chăn nuôi hay vật kiến trúc khác hoặc trên đất có các tài sản khác như cây lấy gỗ, cây lấy lá, cây ăn quả, cây công nghiệp hay các cây lâu năm khác….gắn liền với quyền sử dụng đất đó. Tranh chấp trong trường hợp này có thể là tranh chấp về ai là người có quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản, thừa kế hoặc tranh chấp về quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản, thừa kế hoặc tranh chấp về các hợp đồng liên quan đến tài sản gắn liền với đất.