Đề xuất dự án đầu tư (trường hợp có sử dụng vốn nhà nước)

0
394

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
____________________

 

ĐỀ XUẤT DỰ ÁN ĐẦU TƯ

(Kèm theo Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư

Ngày …. tháng … năm….)

 

Kính gửi: Tên cơ quan đăng ký đầu tư

 

I. TÊN NHÀ ĐẦU TƯ/TỔ CHỨC KINH TẾ

(Ghi tên từng nhà đầu tư hoặc Tổ chức kinh tế)

Đề nghị thực hiện dự án đầu tư với các nội dung như sau:

II. ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI NỘI DUNG SAU

1. Tên dự án, địa điểm thực hiện dự án:

1.1. Tên dự án (ghi bằng chữ in hoa):

Tên bằng tiếng Việt: ……………………………………………………………………………

Tên bằng tiếng nước ngoài (nếu có): ………………………………………………………

Tên viết tắt (nếu có): …………………………………………………………………..

1.2. Địa điểm thực hiện dự án: (thôn, xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố).

1.3. Địa điểm dự định đặt trụ sở giao dịch chính (nếu địa điểm thực hiện dự án không trùng với địa điểm đặt trụ sở giao dịch):

– Phân tích cơ sở lựa chọn địa điểm: (gần nơi tiêu thụ sản phẩm, gần nguồn nguyên liệu, tận dụng được cơ sở hạ tầng sẵn có….).

– Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm.

– Phân tích cơ cấu sử dụng đất dự định thực hiện dự án, việc sử dụng các nguồn tài nguyên khác để phục vụ dự án và trong suốt quá trình dự án hoạt động.

2. Mục tiêu đầu tư:

2.1. Mục tiêu tổng thể của dự án: (khái quát tổng thể mục tiêu đầu tư).

2.2. Mục tiêu cụ thể của dự án: (số lượng, chất lượng hàng hóa và dịch vụ sẽ được sản xuất và đưa ra thị trường thông qua việc xây dựng, thành lập mới, mở rộng, cải tạo hoặc nâng cao năng lực hiện có của nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ…).

3. Quy mô đầu tư:

3.1. Miêu tả quy mô bằng các tiêu chí quy mô: diện tích đất sử dụng, công suất thiết kế, sản phẩm đầu ra, quy mô kiến trúc xây dựng, … quy mô của từng hợp phần (nếu có).

3.2. Cách xác định, lựa chọn quy mô dự án:

– Xác định các yếu tố quyết định đến quy mô và phân tích một cách chi tiết khả năng phát triển trong tương lai (hàng hóa và dịch vụ, thị trường, tốc độ tăng trưởng, các nhà cung cấp khác, các yếu tố rủi ro).

– Xác định các yếu tố gây trở ngại cho dự án và phân tích các hậu quả đối với việc xác định quy mô không hợp lý.

– Xác định tiềm năng hàng hóa và dịch vụ; công suấ; các tính chất đặc biệt cần có để đạt được mục đích.

4. Vốn đầu tư:

4.1. Tổng vốn đầu tư, gồm vốn cố định và vốn lưu động.

a) Vốn cố định (hình thành tài sản cố định), gồm:

– Chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư (nếu có);

– Chi phí xây dựng công trình;

– Chi phí quản lý dự án;

– Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình;

– Chi phí khác;

– Chi phí dự phòng;

– Chi phí máy móc, thiết bị, công nghệ, thương hiệu, chuyển giao công nghệ và các chi phí khác hình thành tài sản cố định theo quy định của pháp luật về tài chính.

(Nêu sơ bộ cách tính từng loại chi phí trên, ví dụ: chi phí mua máy móc thiết bị = đơn giá X số lượng.

Cộng: ………)

b) Vốn lưu động (hình thành tài sản lưu động), gồm:

– Chi phí cho chuẩn bị sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ.

– Chi phí nguyên nhiên, vật liệu cho quá trình vận hành thử.

– Chi phí khai trương, chính thức vận hành.

– Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu … cho một chu kỳ sản suất và chi phí dự phòng cho chu kỳ tiếp theo.

– Chi phí tiền lương, bảo hiểm xã hội và các chi khác cho người lao động, cán bộ quản lý.

– Chi phí văn phòng phẩm, công cụ lao động, “vật rẻ tiền mau hỏng”.

– Chi phí trả thuế, phí, lệ phí theo quy định.

– Chi phí trả lãi vốn vay.

– Chi phí khác:…

Số lượng cụ thể từng loại chi phí do nhà đầu tư dự tính, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Cộng………………………..

Tổng cộng = (a)+(b)

4.2. Nguồn vốn đầu tư:

a) Nguồn vốn chủ sở hữu:

b) Nguồn vốn huy động, phương án huy động (vay ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác, mua máy móc, thiết bị trả chậm…):

5. Thời hạn thực hiện dự án: (số năm dự án hoạt động).

6. Tiến độ thực hiện dự án:

6.1. Dự kiến tiến độ chuẩn bị đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng, thời gian xây dựng, thời gian vận hành sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ… Nêu cơ sở xác định tiến độ.

6.2. Dự kiến tiến độ huy động vốn (tách riêng theo từng nguồn khác nhau)

7. Nhu cầu về lao động: (nêu cụ thể số lượng, chất lượng lao động cần cho dự án theo từng giai đoạn cụ thể).

8. Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án

8.1. Đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch sử dụng đất:

(Đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội cả nước, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của vùng hoặc địa phương, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, quy hoạch, kế hoạch phát triển lĩnh vực kết cấu hạ tầng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng. Nội dung phân tích phải chỉ rõ sự phù hợp của dự án với quy hoạch định hướng hay quy hoạch cụ thể đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, dẫn chiếu các cơ sở pháp lý).

8.2. Đánh giá sự tác động của dự án với phát triển kinh tế – xã hội

– Những tác động quan trọng nhất do dự án mang lại cho phát triển kinh tế – xã hội và ảnh hưởng của các tác động đó đến phát triển của ngành, của khu vực, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu và khả năng tiếp cận của cộng đồng.

– Đóng góp của dự án với ngân sách, địa phương, người lao động;

– Tác động tiêu cực của dự án có thể gây ra và cách kiểm soát các tác động này.

– Cách đánh giá tác động của dự án đối với người dân tộc thiểu số (nếu có).

– Kế hoạch tái định cư, nếu dự án liên quan đến tái định cư.

– Khả năng dự án gây ra thay đổi về mặt xã hội.

8.3. Đánh giá sơ bộ tác động của dự án tới môi trường:

– Các tác động chính thuộc dự án ảnh hưởng tới môi trường thiên nhiên (không khí, nước và đất), sức khỏe của con người và an toàn môi trường (cho từng giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án, vận hành khai thác công trình dự án).

– Các vấn đề quan tâm có liên quan có thể gây rủi ro cho dự án trong tương lai và các biện pháp giảm thiểu rủi ro.

– Nội dung chính của kế hoạch quản lý môi trường và mức độ bao trùm của kế hoạch đó.

– Các kiến nghị về tác động môi trường được phản ánh và hỗ trợ trong thiết kế và thực hiện dự án (kể cả trong phân tích kinh tế và các biện pháp thay thế).

– Tham vấn ý kiến cộng đồng… (chi tiết theo quy định chuyên ngành về quản lý môi trường).

8.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án:

Phân tích tài chính (doanh thu, chi phí, tỷ suất hoàn vốn, tỷ suất lợi nhuận… )

8.5. Đánh giá tác động của dự án tới an ninh-quốc phòng:

– Có đánh giá sơ bộ về ảnh hưởng dự án về đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ gìn biên giới, lãnh thổ và hải đảo (nếu có).

– Ý kiến của cơ quản lý chuyên môn về ảnh hưởng của dự án tới quốc phòng, an ninh (nếu có).

8.6. Đánh giá những rủi ro của dự án (nếu có):

– Rủi ro chính của dự án như: tiến độ thực hiện dự án, các vấn đề về kỹ thuật, tài chính,  môi trường, xã hội, thể chế…; những rủi ro có thể và không thể kiểm soát.

– Mức độ bị ảnh hưởng đến các mục tiêu dự án.

– Các giải pháp cần được đưa ra để giảm thiểu rủi ro.

– Các yếu tố chính trong dự án có thể gây rủi ro.

IV. ĐỀ XUẤT ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ (ghi rõ cơ sở pháp lý của đề xuất ưu đãi đầu tư)

1. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp:

Cơ sở pháp lý của ưu đãi:……………………………….. …………………………………

Điều kiện hưởng ưu đãi (nếu có):…………………………………………………………..

2. Ưu đãi về thuế nhập khẩu:

Cơ sở pháp lý của ưu đãi:………………………………… …………………………………….

Điều kiện hưởng ưu đãi (nếu có):……………………………………………………………

3. Ưu đãi về miễn giảm tiền thuê đất

Cơ sở pháp lý của ưu đãi: …………………………………………………………….

Điều kiện hưởng ưu đãi (nếu có): ……………………………………………………………

V. NHÀ ĐẦU TƯ CAM KẾT:

a) Về tính chính xác của nội dung của hồ sơ đầu tư

b) Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Làm tại ……., ngày ….. tháng …..năm……

Nhà đầu tư hoặc Tổ chức kinh tế

Từng nhà đầu tư hoặc đại diện Tổ chức kinh tế ký, ghi rõ họ tên,chức danh và đóng dấu (nếu có)